Giảo Thập Bát
Chương 4
10.
Vừa rời cung Từ Ninh đã có người đến báo:
“Bẩm nương nương, tội phạm Thu Cúc đã uống thuốc độc tự sát trong thiên lao.”
Ta cụp mắt, bình thản chỉnh lại vạt áo của mình:
“Ngự y khám nghiệm chưa?”
Người kia khẽ gật đầu: “Đã xác nhận tử vong.”
“Hoàng thượng đích thân đến thiên lao, vì không yên tâm mà còn c.hém thêm mấy phát nữa.”
Ta cười nhạt một tiếng, sau đó chẳng buồn nhấc cả mí mắt:
“Rất tốt.”
“Dù sao cũng là tử tù, c.hết sớm hay muộn cũng giống nhau.”
“Bổn cung mệt rồi, hồi cung thôi.”
Đêm đó, thái giám vận chuyển nước gạo kiểm kê lại phát hiện thừa một thùng.
Hắn ta vẫn điềm nhiên ghi vào sổ sách mà không cảm thấy kỳ quái.
Hạ Cẩn Chu cũng không biết, Thu Cúc thật sự đã được giấu trong một thùng nước gạo hôi thối.
Nửa canh giờ sau, Thu Cúc ra khỏi cung, đoàn tụ với cha mẹ của nàng ấy.
“Thật ra con không cần phải mạo hiểm giúp Thu Cúc, mới đầu nó còn định đưa con vào chỗ c.hết!”
“Dù có c.hết trong thiên lao cũng chỉ là quả báo của nó.”
Thái hậu triệu ta tới cung của bà dùng bữa, ra hiệu bảo cung nữ lấy cho ta một chén chèn ngọt.
Ta khuấy hạt sen trong chén, cúi đầu cười: “Có lẽ vì dáng vẻ nhớ nhà của nàng ấy rất giống con.”
11.
Ta được sinh đúng vào năm hạn hán nghiêm trọng.
Ở thôn của ta, bé gái ra đời trong năm có thiên tai sẽ bị chôn sống trên núi.
Vì để bảo vệ tính mạng của ta, mẫu thân đã lừa cha rằng ta là một bé trai.
Cha rất vui, cầm mấy giỏ trứng gà tới tặng từng nhà trong đêm khuya.
“Nhà họ Tô có con trai rồi, cuối cùng Tô Ngự ta cũng có con nối dõi rồi.”
“Nương tử bảo thằng nhóc được chừng sáu cân, sau này chắc chắn sẽ vạm vỡ cao lớn.”
Ông dùng lụa đỏ gói giấy ghi bát tử của ta, cung kính mời thầy tướng số họ Lưu bị mù ở đầu thôn coi bói cho ta.
Thầy Lưu mù nói sau này ta làm tướng quân, Tô Ngự càng mừng hơn.
“Không hổ là con trai của Tô Ngự ta, lớn lên là nam tử hán bảo vệ xã tắc, đỉnh thiên lập địa!”
“Giỏi! Giỏi lắm!”
Cha không biết được mấy con chữ, ông không giống những người vừa giỏi văn vừa giỏi võ, cũng không hiểu thú ngâm thơ đối chữ.
Ngoài cuốn sổ nhỏ ông có duy nhất luôn mang theo bên mình để đi tiền công khắc đá thì còn có đồ chơi mang về nhà cho ta.
Hàng xóm láng giềng cười ông chiều con quá, nhưng không thèm quan tâm:
“Ha ha, con của Tô Ngự ta, ta chiều thì có làm sao?”
“Làm cha, không phải nên chiều con à?”
Chuyện ông thích làm nhất là cõng ta trên vai, làm con ngựa cho ta cưỡi:
“A Ngu của cha, đợi này cha chỉ có thể làm một thợ khắc đá, nhưng con thì khác, sau này con sẽ làm tướng quân.”
“Con yên tâm, cha nhất định sẽ cố gắng kiếm tiền để con được học ở trường tốt nhất, mời cho con thầy dạy võ giỏi nhất.”
Ngoại trừ không thể mang thai mười tháng, việc cha làm cũng không kém mẫu thân.
Mẫu thân thấy cha vui như vậy thì không dám nói sự thật cho ông.
Ta dùng thân phận nam nhi sống khỏe mạnh đến năm mười sáu tuổi, nhưng sau mẫu thân qua đời, ta đột nhiên mắc phải căn bệnh lạ.
Mới đầu chưa nặng lắm, cha bán hết gia tài, dẫn ta đi tứ phương tìm thầy thuốc nhưng vẫn không khả quan.
Sau đó ta dần nhược cơ, không thể nói, thậm chí ngay cả việc tự chăm sóc bản thân cũng thành vấn đề.
Lúc ấy, cha biết được sự thật.
Khi thân phận nữ nhi bại lộ, hàng xóm láng giềng không ngừng thuyết phục cha:
“Nương tử nhà ông là cái thứ không ra gì, không sinh được con trai thì thôi lại còn lừa ông.”
“Thế này chẳng phải cắt đứt hương hỏa nhà họ Tô sao?”
“Bây giờ Tô Ngu mắc bệnh, ai biết tốn bao nhiêu tiền mới có thể chữa khỏi? Con bé là một cái động không đáy.”
“Chẳng qua chỉ là một đứa con gái, nhân lúc nó còn sống bán cho thanh lâu đổi ít tiền rồi cưới người khác.”
Lúc bọn họ nói những lời này, ta đang nằm trên giường gỗ, cách bọn họ đúng không bức tường.
Cha không nói gì, ta cũng không thể biết được suy nghĩ trong lòng ông.
Nhưng từ ngày ấy cha dần lãnh đạm với ta, không còn quan tâm hỏi han ta như trước nữa, lúc nói chuyện với ta, khuôn mặt cũng lạnh lẽo cứng nhắc.
Ta thấp thỏm lo lắng, chỉ sợ bị vứt bỏ.
Thế nhưng ba ngày sau, cha đã nhờ thím Vương ở cổng thôn tới giúp ta, thím Vương nói với ta:
“Cha của con biết con ưa sạch sẽ nên bảo ta đến lau người cho con mỗi ngày.”
“Ông ấy là đàn ông, không tiện.”
Cứ như vậy, ngày nào thím Vương cũng đến lau dọn sạch sẽ cho người bệnh liệt giường là ta.
Sau này ta mới biết, sở dĩ thím nhiệt tình như vậy vì ngày nào cha cũng trả tiền cho thím.
Từ sau khi ta ngã bệnh, cha nhận làm ba việc một ngày, ngoại trừ khắc đá, ông còn cọ nhà xí, đánh xe ngựa cho người ta.
Đoạn thời gian ấy triều đình đột nhiên tăng thuế, tiền công của cha bị giảm rất nhiều.
Nhưng thuốc của ta luôn có đủ, thím Vương cũng chưa từng vắng mặt ngày nào.
Thím Vương ghen tị với ta:
“Cha của con chiều con thật ấy, con xem con còn sống sung sướng hơn bọn ta nhiều.”
Ta cười nhạt một tiếng, đúng như thím nói, vì có cha mẹ nên từ nhỏ tới lớn ta chẳng phải chịu khổ mấy.
Ta cho rằng số của ta rất tốt thì mới có thể sống bình yên như vậy.
Sau này ta mới biết, hóa ra không phải.
Bàn tay của cha ngày càng thô, bước chân ngày càng tập tễnh.
Nhưng mỗi lần hỏi cha có mệt không, ông đều đáp bâng quơ:
“Cha của con là nam tử hán đỉnh thiên lập địa, chút chuyện nhỏ này sao mệt được?”
Ta nhìn tay cha chằng chịt vết sao, không biết nên đáp lại ông thế nào.
Có đôi khi, chúng ta cảm thấy cuộc sống bình yên, nhưng không phải vì cuộc sống thật sự bình yên mà là đang có một con người gánh vác gian khổ phía trước chúng ta.
12.
Sau đó cha gặp được một vị thần y.
Người kia nói với cha, chỉ có dùng cây xích thược mọc trên mảnh đất đỏ trong hậu viện của phủ Thái tử làm thuốc dẫn mới có thể chữa khỏi bệnh của ta.
Cha dẫn theo ta phi tới kinh thành ngay trong đêm.
Bởi vì không có tiền, cha chỉ có thể dẫn ta nghỉ mở một ngôi miếu đổ nát ngoài thành.
Chính lúc ấy hai cha con gặp Thôi Thời Phàm mình đầy thương tích.
Khi đó, ta đã được thần y cứu chữa, dù chưa khỏi hẳn nhưng có có thể đi hai bước bình thường.
Vậy nên khi cha muốn tới phủ Thái tử xin thuốc, ta cũng muốn đi theo.
Nhưng cha không cho.
“Con gái con đứa, đừng lộ mặt, cứ để chuyện này cho cha của con lo.”
Ta không yên lòng, cuối cùng vẫn theo ra ngoài.
Hộ vệ của phủ Thái tử toàn là lũ chó cậy gần nhà, bọn chúng biết cha muốn xin gặp Thái tử thì đầu tiên chế nhạo một trận:
“Điêu dân từ đâu đến, Thái tử là người ngươi muốn gặp là có thể gặp được à?”
“Ngươi có mục đích gì với Thái tử? Ai cho ngươi gan chó đấy?”
Thấy cha vẫn cố chấp, gã đạp mạnh vào đầu gối của cha.
“Vậy ngươi quỳ ở đây đi! Ngươi quỳ ở đây mười ngày nửa tháng có khi Thái tử sẽ chịu gặp ngươi đấy.”
Ta đứng trong đám đông, nhìn cha khụy gối quỳ xuống nền đá xanh, bịch một tiếng, làm bụi bay tứ tung.
Chắc chắn rất đau.
Nhưng cha vẫn cười nịnh mấy gã hộ vệ kia:
“Quan gia à, quan gia, ngài thấy tiểu nhân quỳ vậy được chưa?”
“Thái tử điện hạ sẽ thích tư thế này chứ ạ?”
Ta thấy cổ họng như mắc nghẹn, khó chịu vô cùng.
Tựa như có người móc trái tim của ta ra, chà xát trong nước muối, thấm mặn nhiều lần, cuối cùng bị vắt kiệt nước.
Ta ghét cha làm đủ trò nịnh bợ, nhưng không biết tại sao ta lại không thể nói một câu trách cứ.
Sau đó, có lẽ cha làm ầm ĩ lên mà một hộ vệ trong đó cuối cùng cũng chịu hé miệng.
“Ngươi chờ đấy, ta đi báo cho ngươi.”
Cha vui sướng lạy gã ba cái: “Làm phiền quan gia, làm phiền quan gia!”
Một lát sau, rốt cuộc cũng có tin báo ra, Thái tử muốn gặp cha.
Ta rất vui, cha càng vui hơn.
Nhưng ngay lúc cha đang rối rít muốn đi vào thì thủ lĩnh của đám hộ vệ lại giơ tay ngăn cha lại.
Cha ngẩn người một lúc, sau đó hiểu ra, đưa toàn bộ số tiền mình có cho thủ lĩnh của đám hộ vệ.
Gã đếm đếm bạc vụn trong tay, thái độ rất khinh khỉnh: “Sao có nhiêu đây? Đúng là thứ nghèo rớt mồng tơi!”
Gã nhìn cha rồi nhún vai: “Vì chuyện của ngươi mà ta mới bị Thái tử mắng một trận đấy.”
“Bây giờ ta đang không vui, nếu ngươi có thể làm chuyện gì khiến ông đây vui, ông sẽ thả cho ngươi đi vào.”
“Không thì ta sẽ rất mất mặt trước các huynh đệ.”
Sau có có người gợi ý bảo cha chui qua háng gã, cha đã đồng ý.
Ta lê bước chân nặng nề muốn tới ngăn cản như đã không kịp.
Vì được vào phủ xin thuốc dẫn, cha không nói hai lời đã quỳ xuống đất.
Cha mỉm cười, chui qua háng gã kia.
Cảnh này thu hút rất nhiều người lại xem, bọn họ coi cha như đang làm trò hề, ở bên cạnh xì xào.
“Bò nhanh lên, không biết bò à?”
“Đường đường là nam tử hán mà lại rúc háng người khác, hèn!”
Ta ngã giữa một đống người, không ngừng lắc đầu, đau khổ kêu ư ư.
Ta muốn cản lại nhưng một câu đơn giản cũng không nói thành lời.
Hồi còn bé ta từng chui háng người khác.
Bởi vì vốn là con gái nên từ nhỏ ta đã trắng trẻo xinh xắn.
Mấy đứa trẻ du côn trong thôn thường bắt nạt ta.
Có một lần bọn chúng nhân lúc cha mẹ không ở nhà, bao vây ta trong sân, bắt ta chui qua háng bọn chúng.
Để không bị bắt nạt, ta đã làm theo.
Sau khi cha biết thì đã dùng cây gậy to nhất nhà đánh ta một trận nhừ tử.
Đó là lần duy nhất cha đánh ta.
Cha tức giận thở hồng hộc, dạy ta chui qua háng người khác là nhục nhã.
Đầu gối của con trai làm bằng vàng, không thể tùy tiện quỳ, trên đầu con gái có vòng nguyệt quế, không thể tùy tiện cúi đầu.
“Tô Ngự ta nuôi dạy con bao năm như vậy không phải để con mặc người ta đè đầu cưỡi cổ!”
Từ nhỏ cha đã dạy ta, nhất định phải ưỡn ngực làm người.
Nhưng cha là kẻ nói dối, ngay cả ông cũng không làm được.
Ông vì ta mà phải cúi đầu.
Ta trốn trong đám đông che miệng không dám khóc, không dám để ông biết ta đang ở ngay sau lưng ông.
Cha chất phác thô lỗ nhưng rất coi trọng sĩ diện.
Chắc chắn ông không muốn con gái của mình nhìn thấy bộ dạng xấu hổ của ông.