Thông báo
🔥SUU TRUYEN ĐÃ HOẠT ĐỘNG TRỞ LẠI. CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI WEBSITE ĐỌC TRUYỆN CHỮ HÀNG ĐẦU.🔥
- Nếu bạn muốn sở hữu 1 website đọc truyện chữ như Suu Truyện thì hãy liên hệ telegram @devdark07. Hoặc qua mail: devdark383@gmail.com

Lương Ngọc - Chương 1

Cập nhật lúc: 2025-05-14 15:12:59
Lượt xem: 385

Năm tôi mười tuổi, kẻ b u ô n n g ư ờ i giam giữ tôi bị bắt, và tôi được cứu thoát.

 

Một nữ cảnh sát ngồi xổm trước mặt tôi, nhẹ giọng hỏi: "Em bé, em còn nhớ bố mẹ ruột của mình trông như thế nào không?"

 

Họ muốn tìm lại cha mẹ ruột của tôi, nhưng họ không biết rằng những đứa trẻ khác bị b ắ t  có c đưa vào đây, còn tôi thì bị bans vào.

 

Trong đầu tôi hiện lên hình ảnh của mẹ.


Mẹ tôi là một người rất dịu dàng, bà thích đọc sách, thích trồng hoa và cây cỏ trên ban công.

 

Vì bố tôi không thích mèo, nên mẹ chỉ có thể cho mèo hoang trong khu dân cư ăn. Bố tôi không hài lòng về điều này, thường xuyên cãi nhau với mẹ để bày tỏ sự bất mãn.

 

Dưới mắt phải của mẹ có một nốt ruồi màu hồng nhạt. Khi mẹ còn yêu thương tôi, tôi từng hôn lên nốt ruồi ấy, ôm cổ mẹ và nói: "Mẹ ơi, mẹ đẹp lắm."

 

Mẹ mỉm cười, lúm đồng tiền lộ ra: "Con gái mẹ cũng rất xinh đẹp."

 

Những lúc như vậy, bố tôi ở bên cạnh liền dội gáo nước lạnh: "Đúng vậy, giống y mẹ nó, sau này gả đi chắc chắc sẽ lấy được nhiều tiền thách cưới lắm."

 

Mẹ tôi liền không vui: "Chuyện gì ông cũng có thể kéo về tiền thách cưới được nhỉ."

 

Chuyện thách cưới luôn là một vấn đề không thể vượt qua giữa họ. Bố tôi là người rất keo kiệt, chỉ riêng việc cưới mẹ tôi là ông ấy chịu chi ra một khoản tiền lớn.

 

Vì ông ngoại bị bệnh, mẹ tôi lấy bố hoàn toàn là để có tiền lo viện phí.

 

Nhà ông ngoại nghèo túng, không thể chuẩn bị của hồi môn cho mẹ.

 

Sau khi kết hôn, bố tôi luôn lôi chuyện này ra nói đi nói lại, bảo mẹ là kẻ lừa đảo, lừa ông tiền thách cưới.

 

Mẹ biết mình có lỗi, ban đầu không muốn tranh cãi, nhưng một món ăn hâm đi hâm lại nhiều lần sẽ trở nên khó nuốt. 

 

Hơn nữa, cách sống của họ vốn đã khác biệt quá lớn.

 

Bố ghét mẹ hay làm màu, thích mua hoa tươi, không bao giờ chịu mua hoa giả.

 

Mẹ lại ghét bố hút thuốc, hay gạt tàn vào lọ hoa, bà không thích nhà cửa lúc nào cũng ám đầy khói thuốc.

 

Tình cảm vợ chồng vốn đã ít ỏi, cứ thế mà cạn dần.

 

Năm tôi sáu tuổi, mùa xuân đến muộn, mấy con mèo hoang dưới nhà bị rét đến run rẩy. Mẹ không đành lòng, dùng hộp giấy ở cầu thang làm ổ cho chúng.

 

Bà cho chúng uống sữa dê mà bố tôi mua từ siêu thị.

 

Tôi đã nói rồi, bố tôi rất keo kiệt. Đồ dùng trong nhà, kể cả sữa và bánh mì tôi ăn, đều là hàng cận date.

 

Ông có một cuốn sổ ghi chép chi tiêu, từng đồng ra đồng vào đều rõ ràng. Không lâu sau, ông phát hiện ra mẹ đã lén nuôi mèo.

 

Cơn giận của bố bùng lên như đống thùng giấy vụn chất góc tường, chỉ cần một tia lửa là bốc cháy.

 

Ngay trước mặt tôi và mẹ, bố n é m cả ổ mèo xuống lầu.

 

Tôi vẫn còn nhớ, trong ổ mèo đó có một con mèo vàng, rất đáng yêu, tròn xoe.

 

Mẹ nói, chỉ cần hai ngày nữa, nó sẽ tròn một tháng tuổi.

 

Nhưng nó không thể chờ đến mùa xuân, chỉ còn lại một đống máo thịt nhầy nhụa chứng minh nó từng tồn tại.

 

Cùng lúc đó, tôi thấy ánh sáng trong mắt mẹ hoàn toàn vụt tắt.

 

Bà đứng dậy, khuôn mặt không chút biểu cảm, bình tĩnh nói:

"Lương Kiến Quốc, chúng ta ly hôn."

 

Không phải hỏi ý kiến, cũng không phải bàn bạc, mà là một lời thông báo.

 

Bố tôi lập tức gào thét, không thể hiểu nổi vì sao lần này mẹ lại không chịu nhẫn nhịn nữa. Trong cơn giận dữ cuồng loạn của bố, mẹ đưa tôi về nhà ngoại.

 

Lúc đó tôi sáu tuổi, chưa hiểu ly hôn nghĩa là gì.

 

Chỉ nhớ rằng nhà ngoại hôm ấy có rất nhiều người thân đến, họ vây quanh mẹ, cau mày nói chuyện.

 

"Đàn ông ai cũng vậy thôi, kiếm tiền không dễ, tính toán chi li cũng là chuyện tốt, con quay về thương lượng với nó đi."

 

"Con bé còn nhỏ vậy, con nỡ lòng nào để nó không có cha?"

 

"Phụ nữ chúng ta chỉ cần chịu đựng, đợi Tiểu Ngọc lớn lên, ngày tháng tốt đẹp sẽ đến."

 

Họ nói rất nhiều, nhưng mẹ không đáp lại một lời nào.

 

Bà chỉ lặng lẽ nhìn tôi, đôi mắt đẹp như cánh hoa đào chỉ còn lại một màu chết lặng.

 

Ngoài cửa sổ, cây long não bắt đầu nhú ra những chiếc lá non xanh biếc.

 

Mưa kéo dài hơn nửa tháng cuối cùng cũng tạnh vào đúng Ngày của Mẹ, để lộ ánh mặt trời hiếm hoi.

 

Bà ngoại mua một bó hoa tươi, bảo tôi mang tặng mẹ.

 

Mẹ quỳ xuống, ôm tôi vào lòng.

 

Bà đắm mình trong ánh nắng vàng rực rỡ, nhẹ nhàng hỏi:

"Tiểu Ngọc, con có yêu mẹ không?"

 

Tôi gật đầu, ôm chặt lấy mẹ: "Tiểu Ngọc yêu mẹ nhất."

 

Mẹ khẽ cong khóe môi.


Tối hôm đó, mẹ mất tích.

 

Bà ngoại lo lắng đến phát sốt, vội gửi tôi sang nhà cậu, nghĩ rằng chỉ ở một đêm, nhưng cuối cùng tôi ở đó hơn nửa tháng.

 

Những ngày ăn nhờ ở đậu thật sự rất khó khăn, mợ rất ghét tôi.

 

Lúc ăn cơm, mợ dùng đũa gõ vào tay tôi, mắng rằng tôi không chào hỏi người lớn, không có phép tắc.

 

Không ai đứng ra bênh vực tôi, tôi chỉ có thể vừa khóc vừa nói: "Cháu chào mợ, cháu chào cậu."

 

Mợ hài lòng mỉm cười.


Trong thời gian mẹ biến mất, tư thế ngồi, giọng nói, thậm chí cả tiếng bước chân của tôi cũng có thể trở thành lý do để mợ trách móc.

 

Tự ti luôn bám dai dẳng hơn tự tin.

 

Nó giống như những hạt cát sắc nhọn, bị thời gian mài giũa trong dòng chảy ký ức, nhưng không biến thành ngọc trai, mà hoà lẫn vào máo thịt tôi, theo tôi suốt đời.

 

Mẹ tôi từng là cô gái học giỏi nhất thị trấn.

 

Trước khi lấy chồng, ai cũng khen bà thông minh, hiền thục, là người vợ lý tưởng.

 

Nhưng sau khi kết hôn, bà lại trở thành người đàn bà lẳng lơ trong miệng dân làng.

 

Vì khi bị tìm thấy, mẹ đang nắm tay một người đàn ông khác, mua hoa, và bị bố bắt gặp ngay tại trận.

 

Những người từng khuyên mẹ nhẫn nhịn không còn lên tiếng nữa.

 

Trong mắt họ, lòng tự tôn của một người đàn ông quan trọng hơn hạnh phúc của một người phụ nữ.

 

Mẹ cũng hiểu điều đó, nên bà mới chọn con đường dứt khoát này.

 

Dưới cơn bão dư luận, mẹ tôi ly hôn thành công.

 

Bố không chịu nhường quyền nuôi tôi. Ai cũng nói "mẫu tử liền tâm", ông nghĩ rằng giữ tôi lại sẽ ràng buộc được mẹ.

 

Nhưng ông không biết rằng, vào buổi chiều hôm ấy, trong Ngày của Mẹ, tôi đã nói với mẹ:

 

"Tiểu Ngọc yêu mẹ nhất."


Mẹ đáp:


"Nhưng mẹ không yêu con."

 

Mẹ đứng dậy, ném bó hoa đi, động tác dứt khoát giống hệt như khi bố tôi ném lũ mèo con xuống lầu.

 

Mẹ không ngoảnh đầu lại, cứ thế rời đi.

 

Bố tôi lại thua một lần nữa.

 

Ban đầu, ông ấy ảo tưởng rằng mẹ sẽ quỳ xuống trước mặt mình cầu xin quay lại, để rồi ông có thể hả hê từ chối, như một câu chuyện đầy kịch tính trong tiểu thuyết.

Nhưng mẹ không làm vậy.

 

Sau đó, ông bắt đầu thường xuyên không cho tôi ăn, để tôi lấm lem bẩn thỉu rồi ném sang nhà bà ngoại, nhà cậu, hy vọng đánh thức tình mẫu tử trong mẹ.


Nhưng mẹ vẫn không quay về.

 

Cuối cùng, ông ấy tức giận, nhục mạ tôi vô dụng, gọi tôi là con hoang, dùng những lời độc địa nhất để trút giận lên tôi.

 

Hoa cỏ trong nhà bị đập nát, chén bát vỡ vụn khắp nơi. 

 

Dần dần, ông chìm trong rượu chè để trốn tránh thực tại.

 

Sau đó, bố tôi lao vào cờ bạc, bán nhà, bán xe, bán cả cái tivi.

 

Chủ nợ kéo đến chật kín cửa nhà. Trong cơn tuyệt vọng, bố nhìn tôi, rồi giao tôi cho một kẻ chuyên đi đòi nợ.

 

Một đứa bé gái sáu tuổi, yếu đuối, chẳng ai muốn nuôi.

 

Tôi như một món hàng, bị chuyền tay hết người này đến người khác, cuối cùng rơi vào tay một người phụ nữ tên là Tứ Nương – một kẻ buôn người.

 

Từ đó, tôi trở thành một đứa trẻ ăn xin.

 

Những năm ấy, tình hình làm ăn không tốt, những bé gái như tôi rất khó bán đi, nên bà ta đành bắt chúng tôi ra đường ăn xin.

 

Những đứa không nghe lời sẽ bị đanhs gãy chân, rồi bị vứt ra vỉa hè, luôn có vài người tốt bụng ném cho ít tiền.

 

Khi tôi mới bị đưa đến chỗ Tứ Nương, bà ta có năm đứa trẻ, chỉ có một đứa còn nguyên vẹn tứ chi, chưa bị c ắ t lưỡi.

 

Tất cả bọn trẻ đều gọi cô bé ấy là chị Hạ, rất thân thiết.

 

Năm đó, chị Hạ mười tuổi, đôi mắt cong cong, hai bên má có lúm đồng tiền, nụ cười ngọt ngào.

 

Chị nắm lấy tay tôi, dịu dàng nói: "Tiểu Ngọc, phải ngoan, phải nghe lời."

 

Tứ Nương đập mạnh vào tôi: "Hạ Hạ là đứa ngoan nhất ở đây, mày theo nó mà học hỏi. Nếu dám báo cảnh sát, dám bỏ trốn, thì mày sẽ có kết cục giống bọn nó!"

 

Bà ta chỉ tay vào mấy đứa trẻ đang co rúm dưới đất.

 

Một ánh mắt lướt qua, bọn trẻ lập tức run rẩy, đôi mắt đen trắng rõ ràng chứa đầy sợ hãi.

 

Tôi cũng rất sợ hãi, nhưng bàn tay ấm áp của chị Tiểu Hạ nắm chặt lấy tay tôi, mang đến cho tôi một chút yên tâm.

 

Đêm xuống, như thường lệ, chị Tiểu Hạ dỗ bọn trẻ ngủ.

 

Chị rất dịu dàng, giống hệt mẹ tôi, nụ cười thanh thản như đóa mộc lan trên cành.

 

Tôi nép vào lòng chị, chị khẽ vỗ nhẹ lưng tôi, khe khẽ ngân nga bài hát ru mà mẹ tôi từng hát.

 

Chị dặn dò tôi hết lần này đến lần khác.


Phải ngoan.

 

Tôi không khóc, không quấy, điều này khiến Tứ Nương vừa vui vừa lo.

 

Bà ta vui vì không còn phải nghe tiếng khóc nhức tai của trẻ con.

 

Bà ta lo rằng tôi chỉ đang làm giảm sự cảnh giác của họ, chờ cơ hội bỏ trốn.

 

Vì vậy, bà để chị Tiểu Hạ dẫn tôi ra ngoài ăn xin, còn bà thì âm thầm theo dõi phía sau. Nếu có gì bất thường, bà sẽ lập tức mang tôi đi.

 

Đây là bài kiểm tra mà mỗi đứa trẻ ở đây đều phải trải qua—lựa chọn khác nhau, kết cục cũng khác nhau.

 

May mắn thay, tôi rất ngoan, không bị đanhs, ngược lại còn được Tứ Nương thưởng cho một cây kẹo mút.

 

Bà ta nhếch miệng cười, nắm tay tôi, khen ngợi trước mặt tất cả bọn trẻ:

 

"Chỉ cần ngoan ngoãn, sẽ không bị đanhs! Nhìn Tiểu Ngọc đi, mới đến đã biết nghe lời."

 

Lũ trẻ mở to mắt, ngơ ngác nhìn tôi.

 

Chúng không hiểu tại sao tôi không bỏ trốn, nhưng vì sợ Tứ Nương, không ai dám hỏi.

 

Ngay cả bà ta cũng tò mò, xoa đầu tôi rồi hỏi:

"Tại sao vậy?"

 

Tôi điềm nhiên trả lời:

"Bởi vì bố mẹ cháu ly hôn rồi, họ không cần cháu nữa."

 

Tay của Tứ Nương thoáng run lên, nhưng lúc đó tôi còn nhỏ, không hiểu ý nghĩa trong sự rung động ấy.

 

Khi ấy, tôi giống như một con chó hoang, lang thang khắp nơi.

 

Chỉ cần có người cho tôi một bữa cơm, dù đó có là kẻ mà cả thế gian căm ghét nhất—một kẻ buôn người—tôi cũng chẳng bận tâm.

 

Từ đó, tôi trở thành cái đuôi nhỏ của chị Tiểu Hạ.

 

Tứ Nương nói, trẻ con chưa hiểu sự đời, dễ dàng khơi gợi lòng trắc ẩn của người khác, đặc biệt là những người tốt bụng.

 

Bà ta dạy chúng tôi cách nói dối, cách chọn những người dễ mềm lòng giữa đám đông, dạy chúng tôi quan sát, nắm bắt tâm lý để lấy lòng họ.

 

Chúng tôi đứng bên đường dưới cơn mưa xối xả, giống như những kẻ săn mồi, quan sát con mồi của mình rồi đóng vai đáng thương trước mặt họ.

 

Tôi và chị Tiểu Hạ vì ngoan ngoãn nên được Tứ Nương truyền dạy nhiều nhất, cũng là hai đứa kiếm được nhiều nhất trong nhóm.

 

Trẻ con luôn ngưỡng mộ kẻ mạnh, nhưng chị Tiểu Hạ không phải kiểu người ỷ thế hiếp người.

 

Chị ấy giống như một người mẹ dịu dàng, chăm sóc tất cả mọi người.

 

Dần dần, chị trở thành "lão đại", còn tôi được gọi là "lão nhị".

 

Trong quãng thời gian lấm lem bùn đất đó, chúng tôi coi nhau như gia đình để nương tựa.

 

Mơ màng sống đến năm mười tuổi, tôi đã không còn nhớ sinh nhật của mình là ngày nào, đành lấy ngày đầu tiên gặp chị Hạ làm ngày sinh nhật, coi như một dấu mốc kỷ niệm.

 

Dạo ấy, thành phố C đang tổ chức bình chọn "Thành phố văn minh", khắp nơi đều truy quét những người ăn xin.

 

Tứ Nương dẫn chúng tôi chạy trốn khắp nơi, lẩn trốn hết chỗ này đến chỗ khác.

 

Để có thể tiếp tục sống, bà ta bắt đầu dạy chúng tôi cách trộm cắp.

 

Năm đó, chị Hạ mười bốn tuổi, không còn là một đứa trẻ nữa. Càng lớn, số người thương hại chị càng ít.

 

Nhìn thấy chị ấy không còn mang lại tiền bạc, Tứ Nương quyết định bán chị cho một gã đàn ông.

 

Một buổi hoàng hôn tháng bảy, Tứ Nương mua về một chiếc bánh kem.

 

Đây là một "nghi thức truyền thống" trong nghề—mỗi khi bán đi một đứa trẻ, họ lại mua một chiếc bánh để "ăn mừng"—một buổi tiệc được xây dựng trên nỗi đau của nạn nhân.

 

Tứ Nương đưa một miếng bánh cho chị Hạ, tôi nhìn chị ấy ngoan ngoãn nhận lấy, đưa vào miệng. Đôi mắt chị yên tĩnh như mặt hồ không gợn sóng.

 

Cứ như thể chị ấy chẳng hề bận tâm đến chính mình—quá khứ hay tương lai với chị cũng chỉ là một danh từ chỉ thời gian.

 

Quan trọng hơn cả, chị ấy luôn làm tôi nhớ đến mẹ mình.

 

Tôi không muốn mất chị Tiểu Hạ.

 

Trong căn phòng tối om, tôi bồn chồn đi qua đi lại.

 

Tứ Nương dẫn chúng tôi đến ở trong một căn nhà tự xây ngoài ngoại ô.

 

Đêm hè, tiếng côn trùng trong bụi cây kêu râm ran.


Đột nhiên, một tiếng khóc lanh lảnh xé tan bầu không khí tĩnh lặng.


Vài ngày trước, Tứ Nương mang về một bé gái mặc váy công chúa.


Con bé đẹp như búp bê, đến từng sợi tóc cũng đen mượt óng ánh, nhìn qua là biết được nuông chiều từ nhỏ, cha mẹ hẳn phải rất giàu có.

 

Tứ Nương hiếm khi động vào con cái nhà giàu—vì những gia đình đó có tiền, có quyền, có đủ thời gian và công sức để tìm lại con.

 

Việc này rất phiền phức, tốn công mà chẳng được lợi lộc gì, nên bà ta luôn tránh xa.

 

Nhưng lần này, bà ta quyết tâm "chơi một vố lớn" rồi cao chạy xa bay.

 

Tứ Nương đã ngoài năm mươi, lại bị cảnh sát truy lùng gắt gao, sức lực cạn kiệt, trông ngày càng già nua.

 

Mấy ngày gần đây, bà ta không cho chúng tôi ra ngoài ăn xin nữa, mà liên tục gọi điện, liên hệ với người mua để bán hết chúng tôi đi.

 

Bà ta muốn về quê an hưởng tuổi già.

 

Lúc này, cô bé công chúa kia vẫn đang khóc lóc trong căn phòng bên cạnh.

 

Nghe tiếng khóc, tôi trằn trọc suốt đêm, nhớ lại dự báo thời tiết nói rằng hôm nay sẽ có mưa.

 

Đến trưa, trời mưa càng lúc càng lớn.

 

Lúc ăn cơm, tôi nhìn chằm chằm vào bộ váy công chúa của con bé bị lột ra, trong mắt ánh lên chút ghen tị.

 

Chiếc váy viền ren, tinh xảo lộng lẫy, được xếp ngay ngắn, bên trên còn đặt một chuỗi trang sức hình thỏ bằng vàng.

 

Tôi nghĩ, chắc hẳn gia đình nó rất yêu thương nó.

 

Tứ Nương nhận ra sự khác thường của tôi, bà ta hỏi tôi đang nhìn gì.

 

Tôi lẩm bẩm nói: "Cháu thích dây buộc tóc của cô bé đó."

 

Đó chỉ là một chiếc dây buộc tóc màu hồng rất bình thường.

 

Tứ Nương không nghĩ nhiều, bà ta trực tiếp nhấc chiếc dây lên, đeo vào tay tôi: "Ra ngoài thì đừng đeo, cẩn thận bị phát hiện."

 

Tôi gật đầu: "Cảm ơn Tứ Nương."

 

Không hiểu sao, bà ta lại có chút mềm lòng với tôi hơn những đứa khác.

 

Lúc này, một tiếng sấm nổ vang trời, cô bé công chúa lại sợ hãi khóc toáng lên.

 

Gã đàn ông trông chừng nó tỏ ra vô cùng mất kiên nhẫn, hắn đảo mắt một vòng rồi chạy đến nói với Tứ Nương:

 

"Chị Tư, con nhóc này khóc lóc om sòm quá, tôi thật không chịu nổi nữa. Hay thế này đi, chị cho tôi dắt Tiểu Ngọc ra ngoài, kiếm chút tiền mua thuốc lá, rượu cũng được."

 

Chỉ còn hai ngày nữa, Tứ Nương sẽ rời khỏi đây.

 

Chị Tiểu Hạ và những đứa trẻ khác đều bị nhốt trong phòng, chờ người mua đến.

 

Chỉ có tôi vẫn là một ẩn số, có lẽ không ai vừa ý tôi.

 

Tứ Nương dự định mang tôi về quê.

 

Nhưng tôi không muốn, tôi muốn ở bên chị Tiểu Hạ.


Tứ Nương ngước nhìn đám mây đen kéo đầy trời, trầm tư một lúc rồi gật đầu.

 

Bà ta dặn dò vài câu như thường lệ rồi để chúng tôi ra ngoài.

 

Tôi mặc một chiếc quần bò cũ nát, trong túi phải giấu chiếc dây buộc tóc màu hồng.

 

Người đưa tôi ra ngoài là một gã đàn ông chúng tôi vẫn gọi là "Anh Mã", một thanh niên gầy gò, khoảng hai mươi tuổi.

 

Tứ Nương luôn rất cẩn trọng, chưa bao giờ để chúng tôi tiếp xúc với thế lực phía sau bà ta.

 

Chỉ khi nào thiếu người, "ông trùm" của bà ta mới điều anh Mã đến hỗ trợ.

 

Chúng tôi đi bộ hơn nửa tiếng mà không gặp một ai.

 

Anh Mã dần trở nên bực bội, hắn càu nhàu: "Cái xó quái quỷ này, lần nào cũng bắt tôi đến!"

 

Tôi hùa theo vài câu, rồi khéo léo dẫn dắt: "Thời tiết xấu thế này, chắc phải vào trong thành phố mới được. Hoặc không thì đến khu đại học cũng được."

 

Chỗ này cách trung tâm thành phố tám cây số.

 

Quả nhiên, nghe vậy, hắn tức tối đá một viên đá để hả giận.

 

Hắn cúi xuống tìm thuốc lá trong túi quần, lục đi lục lại cũng chỉ thấy vỏ bao rỗng.


Anh Mã rủa thầm một câu.

 

Sau đó, hắn bực bội nói: "Không vào thành phố nữa, tìm chỗ nào mua gói thuốc đã."

 

Hắn dẫn tôi vòng vèo qua mấy con đường, đến một cửa hàng tiện lợi trong khu đại học.

 

Tứ Nương không cho chúng tôi đến đây vì có nhiều camera giám sát và cảnh sát.

 

Nhưng anh Mã không quan tâm, hắn nói:

 

"Dù sao cũng sắp đi rồi, làm một mẻ lớn luôn! Ở đây toàn sinh viên, mềm lòng lắm, còn có thể 'tiện tay' lấy chút đồ, tốt nhất là điện thoại, máy tính bảng!"

 

Mặt hắn tràn đầy đắc ý, ngông cuồng.

 

Tôi ngoan ngoãn gật đầu.

 

Anh ta vỗ vai tôi: "Đi mua bao thuốc với tôi trước đã, lát nữa cho nhóc thấy bản lĩnh của Tiểu Mã Ca."

 

Khi tôi đứng chờ ngoài cửa hàng tiện lợi, đối diện với camera giám sát, tôi trịnh trọng lấy chiếc băng buộc đầu ra và đặt nó xuống đất. Cuối cùng, tôi còn nhìn chằm chằm vào camera mười mấy giây.

 

Hành động bất thường này chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của cảnh sát.

 

Anh Mã không coi trọng mấy đồng lẻ từ việc ăn xin. 


Anh ta đầy khí thế dẫn tôi vào trung tâm thương mại.


Anh ta ra tay rất nhanh, chọn thời điểm cực kỳ chính xác. 


Giả vờ đang mải mê nghe nhạc, anh ta vô tình va vào người đi đường. Chỉ cần nạn nhân bị phân tâm, tỷ lệ thành công của anh ta tăng vọt.

 

Chưa đầy một tiếng, anh ta đã trộm được ba chiếc điện thoại cùng một chiếc máy tính bảng.

 

Nói thật, anh ta rất thông minh. Giá trị của từng món đồ bị trộm đều không đủ để lập án, nhưng khi bán ra vẫn có thể kiếm được một chút tiền.

 

Nhưng điều này lại không có lợi cho kế hoạch của tôi.

 

Tiểu Mã Ca định kết thúc, anh ta ngồi trên bậc thang kiểm tra tình trạng của những chiếc điện thoại.

 

Tôi ngồi cạnh anh ta, đầu óc rối bời, không bắt chuyện.

 

Nhận ra điều đó, anh ta nghi ngờ hỏi: "Nhóc con, không lẽ mày sợ rồi? Tứ Nương còn khen mày cơ mà, gan có tí thế thôi à?"

 

Tôi lập tức nặn ra một nụ cười: "Không ngờ Tiểu Mã Ca lợi hại như vậy, đúng là mở mang tầm mắt."

 

Anh ta bật cười sảng khoái: "Nhóc con miệng lưỡi dẻo ghê, bảo sao Tứ Nương thích mày. Được rồi, hôm nay thu hoạch cũng khá, anh Mã dẫn mày đi ăn KFC."

 

Chúng tôi cùng nhau đi về phía cổng trung tâm thương mại. Giữa dòng người qua lại, tôi bỗng nghe thấy một giọng nam quen thuộc.

 

Theo phản xạ, tôi ngẩng đầu nhìn quanh.

 

Bên ngoài cửa kính trung tâm thương mại, một người đàn ông trung niên mặc sơ mi trắng, quần tây đen đang sốt ruột nghe điện thoại. Vì quá kích động, giọng ông ta lộ rõ sự vội vã.

 

Trí nhớ chợt tua ngược về mùa đông năm ngoái.

 

Hôm đó tuyết rơi dày, lạnh buốt. Cái giá rét khắc nghiệt càng dễ đánh thức lòng trắc ẩn của con người.

 

Tôi cùng chị Tiểu Hạ chọn một trường quốc tế. Trước cánh cổng xa hoa, bảo vệ đứng gác.

 

Chúng tôi chỉ có thể đứng cách đó vài trăm mét trên đường lớn.

 

Phải nắm đúng thời điểm, nhắm vào những chiếc xe sang.

 

Chỉ cần xe dừng hẳn, chúng tôi lập tức ùa đến, chen chúc xin tiền.

 

Có người lớn sẽ bịt mũi xua đuổi chúng tôi, có người lại hào phóng rút ví cho tiền, cũng có người giả vờ như không thấy, hoàn toàn phớt lờ.

 

Người giàu cũng giống như người nghèo, muôn hình vạn trạng, mỗi người một kiểu.

 

Cho đến khi một chiếc BMW màu đen dừng bên đường, tôi và chị Tiểu Hạ chen lên đứng ở vị trí đầu tiên.

 

Khoảnh khắc cửa xe mở ra, luồng không khí ấm áp phả vào mặt, thật dễ chịu.

 

Người đầu tiên bước xuống là một người đàn ông khoác áo măng tô đen, gương mặt ôn hòa.

 

Ông ta dịu dàng nói với người phụ nữ ngồi bên trong: "Em yêu, nếu không khỏe thì cứ ngồi trên xe, anh đi đón Kỳ Ngọc."

 

Người phụ nữ khẽ đáp "Ừ", rồi quay đầu nhìn ra ngoài.

 

Làn da bà ấy trắng mịn, dưới hàng mi cong dài là một quầng thâm nhạt, thấp hơn chút nữa là nốt chu sa mà tôi từng hôn lên.

 

Đó là mẹ tôi.

 

Trong vòng tay bà là một đứa trẻ.


Tôi vươn tay về phía bà, nhưng—


Cạch!


Cửa xe đóng sập lại.


Tôi vội kiễng chân, người đàn ông nhíu mày khó chịu nhìn tôi.

 

Ông ta rút ví, lấy ra một xấp tiền lẻ, tùy tiện ném xuống, rồi quay người rời đi.

 

Lũ trẻ lập tức lao tới, tranh giành, xô đẩy.

Tôi bị ngã xuống đất.

 

Tuyết trên mặt đất lạnh lắm, lạnh đến mức tôi gần như không thể đứng dậy, tứ chi như bị đông cứng.


Hôm đó, tôi chẳng có gì cả.


Sau khi trở về, theo quy tắc, Tứ Nương đanhs tôi một trận.

 

Chị Tiểu Hạ sốt ruột đến đỏ hoe cả mắt, còn tôi thì nằm trên chiếc giường gỗ cứng, nhìn chằm chằm lên trần nhà mốc meo.

 

Vô số hình ảnh thoáng qua trước mắt, cuối cùng chỉ còn lại giọng nói của mẹ vang vọng bên tai—

 

"Tiểu Ngọc, mẹ không yêu con. Mẹ phải là chính mình, mẹ phải yêu bản thân mình trước đã."

 

Thì ra, đây chính là ý nghĩa thực sự của lời bà nói.


Ngay lúc này, tôi như bị đóng đinh tại chỗ.


Tôi lại trở về mùa đông năm đó, không thể cử động.


Tôi nhìn chằm chằm vào người đàn ông ấy.


Ông ta cầm điện thoại, từng bước tiến về phía tôi, ngày càng gần hơn...

 

Tiểu Mã Ca nghi hoặc quay đầu nhìn tôi.


Người đàn ông bước rất nhanh, từng câu nói rơi vào tai tôi một cách rõ ràng: "Em đừng sợ, anh vừa nhờ người đi điều tra rồi..."

 

Ông ta vội vã đến mức không nhìn đường, trực tiếp va vào Tiểu Mã Ca.

 

Chiếc điện thoại trên tay không giữ vững, rơi xuống đất. Ở đầu dây bên kia, một giọng nữ đang khóc nức nở, đó chính là giọng nói tôi từng nghe trong giấc mơ.

 

"Con gái tôi phải làm sao đây... Con bé còn nhỏ quá..."

 

Tiểu Mã Ca không nhịn được, trợn mắt: "Mẹ kiếp, mày mù à? Đâm thẳng vào người khác thế hả?"

 

Người đàn ông chỉ cúi xuống nhặt điện thoại, hoàn toàn không để ý đến Tiểu Mã Ca.

 

Bị phớt lờ, Tiểu Mã Ca lập tức nổi giận: "Không xin lỗi thì chờ mà đi cúng mẹ mày đi?"

 

Người đàn ông cũng không nhịn được, đáp trả: "Cúng mẹ mày ấy."


Tiểu Mã Ca lập tức lao lên, túm cổ áo ông ta. Người đàn ông phản kháng, cả hai cùng ngã xuống đất, đanhs nhau túi bụi.

 

Trong lúc hỗn loạn, tôi nhìn thấy một món đồ trang sức hình con thỏ rơi ra từ túi quần của người đàn ông.

 

Giây phút ấy, tôi hoàn toàn hiểu ra mọi chuyện.

 

Cô "công chúa nhỏ" mà Tứ Nương mang về chính là em gái cùng mẹ khác cha của tôi.

 

Tôi hít một hơi thật sâu, chen vào giữa hai người, giả vờ khóc lóc cầu xin: "Đừng đanhs nữa, đừng đanhs nữa!"

 

Nhân lúc đám đông xung quanh chưa kịp phản ứng, tôi lặng lẽ lấy đi một chiếc đồng hồ và món đồ trang sức bằng vàng.

 

Tiểu Mã Ca không nghe tôi khuyên can, thẳng tay đâms vào mũi người đàn ông. Nhìn thấy ông ta chảy máu mũi, không hiểu sao, trong lòng tôi lại cảm thấy một chút khoái trá.

 

Có người rút điện thoại gọi cảnh sát.

 

Nghe thấy từ "cảnh sát", Tiểu Mã Ca lập tức bật dậy khỏi mặt đất, nhổ một bãi nước bọt: "Mẹ nó, xui xẻo thật."

 

Anh ta kéo tôi chạy khỏi hiện trường.

 

Chúng tôi chạy thẳng đến một cửa hàng thu mua vàng trong hẻm nhỏ.

 

Tiểu Mã Ca quen thuộc chào hỏi ông chủ.

 

Lúc này tôi mới nhận ra—đây chắc chắn là nơi bọn họ tiêu thụ đồ trộm cắp.

 

Ông chủ tiệm nhìn tôi với ánh mắt đầy cảnh giác.

 

Tiểu Mã Ca vừa móc điện thoại ra vừa nói: “ Con nhóc này là người của Tứ Nương."

 

Lúc nãy chạy vội quá, anh ta chỉ nhặt kịp một chiếc điện thoại, tiếc nuối mắng vài câu vì bỏ lỡ cơ hội.


Tôi bước lên, như hiến bảo vật, đưa đồng hồ và món đồ trang sức ra trước mặt anh ta.


Mắt Tiểu Mã Ca sáng rực: "Được đấy, con nhóc này khá lắm. Tối nay anh dẫn mày đi ăn ngon!"

 

Ông chủ tiệm nhận lấy chiếc đồng hồ, do dự một lúc rồi nói: "Tiểu Mã, cái đồng hồ này quá quý giá, chỉ có thể chuyển đi nơi khác."


Tiểu Mã Ca chẳng bận tâm: "Chuyển thì chuyển, tôi đưa cho Hiển Ca là được."


Đây là lần đầu tiên tôi nghe đến cái tên "Hiển Ca", nhưng lúc đó cũng chẳng để ý làm gì.


Tiểu Mã Ca mời tôi một bữa KFC, đó là lần đầu tiên tôi được ăn gà rán nóng hổi, thơm phức.


Anh ta muốn nuốt trọn chiếc đồng hồ và bảo tôi giữ bí mật chuyện này. Tôi đồng ý, nhưng anh ta không ngờ rằng chính chiếc đồng hồ ấy lại khiến anh ta sụp đổ.


Khi trở về chỗ của Tứ Nương, tôi muốn gặp chị Tiểu Hạ, nhưng bà ta từ chối.


Bà xoa đầu tôi: "Tiểu Ngọc, ta sẽ đưa con rời khỏi đây. Mọi chuyện ở đây, con không được quay đầu nhìn lại, hiểu chưa?"


Tôi ngước nhìn bà, nửa hiểu nửa không.


Thật kỳ lạ, người phụ nữ sắc sảo, quyết đoán như Tứ Nương chỉ sau một đêm lại như biến thành một bà lão năm mươi tuổi.


Nhưng con người luôn phải trả giá cho những việc mình đã làm. Gió xoay chiều, thời thế thay đổi.


Tứ Nương giục tôi đi ngủ. Đêm đó, tôi trằn trọc mãi, tim đập dồn dập đến mức như muốn nhảy khỏi cổ họng.


Tôi lăn qua lộn lại cho đến tận 4 giờ 30 sáng.


Đột nhiên, có người đá văng cửa.


Tiếng cảnh sát vang lên: "Đứng im!"


Tiểu Mã Ca không biết rằng tôi đã cố tình để lại chiếc băng đô dưới camera giám sát. Chỉ cần người đàn ông kia báo cảnh sát, kiểm tra camera, chắc chắn sẽ nhận ra đó là món đồ của con gái ông ta.


Vụ trộm đồng hồ và vụ b ắ t c ó c bé gái được nhập vào cùng một cuộc điều tra. Mọi chuyện trùng hợp đến mức cứ như số mệnh đã an bài.


Một nữ cảnh sát ngồi xổm trước mặt tôi, dịu dàng hỏi: "Con có nhớ bố mẹ mình không?"


Tôi nhìn về phía người phụ nữ đang ôm con gái khóc lóc thảm thiết, bàn tay bất giác chỉ về phía bà ấy.


"Đó là mẹ cháu."


Giây tiếp theo, mẹ tôi giữa đám đông nhanh chóng nhận ra tôi.


Bà nhìn tôi với ánh mắt đầy chán ghét.


Nữ cảnh sát nắm lấy tay tôi, dắt tôi đi về phía bà ấy.

 

Bà ấy ôm chặt tiểu công chúa, từ trên cao nhìn xuống hỏi: "Bố mày đâu?"


Người đàn ông mà tôi gặp trước cửa trung tâm thương mại lúc chiều cũng nhận ra tôi. Ông ta nhìn tôi, rồi lại nhìn mẹ tôi, bỗng nhiên bừng tỉnh: "Cháu là Lương Ngọc? Con gái của Lương Kiến Quốc?"

 

Tôi gật đầu, giọng nhỏ như muỗi kêu: "Bố không cần con nữa..."

 

Nữ cảnh sát đơn giản giới thiệu sơ qua về tình hình của tôi. Khi cô ấy dứt lời, không gian bỗng chìm vào im lặng.

 

Cô ấy không ngờ rằng, mẹ tôi lại không muốn nhận tôi.


Cuối cùng, vẫn là người đàn ông kia không đành lòng, lên tiếng bảo cứ đưa tôi về nhà nuôi dưỡng trước đã.


Tôi ngồi vào ghế phụ, còn mẹ tôi ôm chặt con gái, tựa vào người đàn ông ấy.


Ba người họ ngồi ở hàng ghế sau, một khung cảnh gia đình ấm áp khiến tôi phải quay đầu nhìn ra ngoài cửa sổ.


Chị Tiểu Hạ đứng giữa màn đêm, nhẹ nhàng vẫy tay với tôi.


Khoảnh khắc ấy, tôi có chút hối hận. Tôi không nên tham lam tình thương của mẹ. Bà ấy đã không cần tôi nữa, vậy tại sao tôi còn làm phiền bà ấy?


Nhưng trên đời này, đâu có thuốc hối hận để uống.


Chiếc xe chạy thẳng đến bệnh viện.


Trước cửa phòng khám, bà ấy dỗ dành con gái đi kiểm tra sức khỏe, trong mắt đầy sự yêu thương và xót xa.


Tia nắng ban mai đầu tiên xuyên qua cửa sổ bệnh viện, tôi dựa vào băng ghế dài, mơ màng buồn ngủ.


Bác sĩ cầm một xấp kết quả kiểm tra nói không có gì đáng ngại, chỉ cần về nghỉ ngơi cho tốt. Ông ta đưa mắt nhìn tôi.


Người đàn ông kia chỉnh lại gọng kính, hỏi tôi một câu mang tính tượng trưng: "Có chỗ nào không khỏe không?"


Tôi lắc đầu. Những vết thương nhỏ nhặt, tôi đã quen từ lâu.


Chờ đến khi mẹ tôi ru con gái ngủ xong, bà mới có thời gian giải quyết chuyện của tôi.


Tôi bị sắp xếp ở phòng dành cho người giúp việc trong khu biệt thự.


"Bây giờ mày không cần gọi tao là mẹ nữa, cứ gọi là ' Tống phu nhân' đi. Tao và bố mày đã ly hôn rồi. Nếu tao liên lạc được với ông ta, tao sẽ gửi thêm tiền nuôi mày. Nếu không tìm được, mày tạm thời cứ ở đây. Những thói hư tật xấu trước kia, ăn trộm ăn cắp gì đó, đừng có mang vào cái nhà này, nghe rõ chưa?"


Sau bốn năm xa cách, đây là câu nói thứ hai bà dành cho tôi.


Bàn tay tôi siết chặt chiếc quần bò cũ sờn.


Rất kỳ lạ, khi tôi lang thang xin ăn dọc đường, tôi không hề cảm thấy buồn hay xấu hổ. Nhưng khi đối diện với mẹ mình, tôi lại thấy đau lòng đến vậy.


Như thể lồng ngực tôi bị nhét đầy chanh, chua chát đến mức không thể thở nổi.


Rõ ràng tôi đã biết trước kết cục rằng bà không yêu tôi, vậy tại sao tôi vẫn còn đưa tay ra cầu xin tình thương của bà?

 

Tôi không nên ảo tưởng rằng bà ấy vẫn còn yêu tôi.


Bà ấy mang giày cao gót rời đi.

 

Trời đã sáng rõ, ánh nắng ấm áp trải dài khắp căn phòng. 


Trong lòng tôi nảy sinh một ý nghĩ vô cùng đê tiện.


Nếu tôi không cố tình để lại chiếc dây buộc tóc, không thu hút sự chú ý của cảnh sát…


Thì lúc này, công chúa nhỏ ấy đáng lẽ đã bị người ta mua đi, cô bé cũng sẽ trở thành một đứa trẻ không có tình yêu của mẹ.


Không đủ ăn, không ngủ ngon giấc.


Sự hối hận của tôi lên đến đỉnh điểm, lòng đố kỵ với công chúa nhỏ dần dần biến thành ác ý thấm đẫm nọc độc.

 

So với những ngày sống ở nhà cậu, chịu sự ghẻ lạnh trắng trợn, thì ở đây tôi giống như một người vô hình.

 

Tôi không được phép ngồi ăn cùng bàn, chỉ có thể để người hầu mang cơm vào phòng, bị nhốt lại như một kẻ phạm tội.

 

Không ai trò chuyện với tôi, tôi chỉ có thể đếm những bông hoa trong vườn để gi thời gian.

 

Mãi cho đến một ngày, biệt thự tổ chức tiệc sinh nhật, công chúa nhỏ ấy đẩy cửa bước vào.

 

Cô bé nghiêng đầu hỏi tôi: "Chị là ai vậy?"

 

Tôi đứng yên tại chỗ, sự ác ý vốn dâng trào trong lòng nhanh chóng sụp đổ, chỉ im lặng nhìn cô bé.


Cô bé tò mò ngó nghiêng rồi quay đầu lại: "Bọn em đang chơi trốn tìm, chị có muốn chơi cùng không?"

 

Tôi từ chối, cô bé cũng không giận, chỉ đóng cửa lại rồi tự tìm một chỗ ngồi xuống, tròn mắt nhìn tôi.

 

Tôi thầm nghĩ, cô bé chẳng khách sáo chút nào. Nhưng nghĩ lại, đây vốn là nhà của cô ấy, người cần phải khách sáo là tôi.

 

Không khí có chút căng thẳng. Cánh cửa bị đẩy ra.

 

Mẹ tôi cau mày bước vào, bế công chúa nhỏ lên.

 

Cô bé tò mò chỉ vào tôi: "Mẹ ơi, chị ấy là ai vậy? Sao chị ấy lại ở nhà mình?"

 

Mẹ tôi hôn lên má cô bé: "Không sao đâu, chúng ta mặc kệ nó."


Tôi không còn lưu luyến bóng lưng của mẹ nữa, mà chỉ nhìn về phía bức tường cao cao.

 

Trước đây, tôi chưa từng nghĩ rằng làm một kẻ ăn xin lại là một điều tốt đẹp.


Ý nghĩ rời khỏi nơi này ngày càng mãnh liệt.

 

Tối hôm đó, vừa qua bảy giờ, tôi nằm trên giường.

 

Tôi nhắm mắt lại, thính giác trở nên nhạy bén một cách khác thường. Bên ngoài cửa sổ, người qua lại tấp nập, tiếng bàn tán của họ không ngừng truyền đến.

 

Tôi vô thức căng tai lắng nghe, dường như là có thứ gì đó bị mất.

 

Tiếng bước chân ngày càng gần, trong lòng tôi dâng lên một dự cảm chẳng lành.

 

Cánh cửa bị khóa trái bỗng dưng bị người ta đạp tung mà không hề báo trước. Một nam quản gia dẫn theo bảo vệ và người hầu, ngang nhiên lục soát khắp phòng như thể đang tìm kiếm thứ gì đó.

 

Một người phụ nữ chừng bốn, năm mươi tuổi kéo tôi dậy khỏi giường, gương mặt đầy vẻ ghét bỏ:


"Mau đưa dây chuyền của tiểu thư ra đây!"


Tôi đáp: "Tôi không có trộm đồ."


Bà ta không tranh cãi với tôi mà thô bạo kéo tay tôi lôi xuống đại sảnh biệt thự.


Đây là lần đầu tiên tôi bước vào nơi này.

 

Chiếc đèn chùm pha lê lấp lánh treo lơ lửng giữa trần nhà trắng như tuyết. Những bức tranh sơn dầu rực rỡ sắc màu, các loại bình hoa đủ hình dạng khiến cả căn phòng toát lên vẻ giàu sang tột bậc.

 

Ở giữa đại sảnh là một bộ sô pha da thật màu đen, trên đó đang có năm người ngồi.

 

Mẹ tôi và gia đình ba người của bà, cùng với một nam một nữ xa lạ.

 

Cô gái mặc váy công chúa màu hồng, trông tầm tuổi tôi.

 

Chàng thiếu niên mặc áo thun trắng mềm mại, trang phục giản dị nhưng tinh tế, cổ tay đeo một chiếc đồng hồ bạc, gương mặt thanh tú, trông khoảng mười bốn, mười lăm tuổi.

 

Không hiểu vì sao, nhìn vào đôi mắt sắc sảo của anh ta, tôi lại có cảm giác quen thuộc.

 

Cả hai đều khoanh tay ngồi, trông như anh em ruột, khí thế kiêu căng.

 

Tôi bước đến trước mặt họ, cô gái lơ đễnh liếc nhìn tôi một cái:

"Bà Trang, tìm thấy dây chuyền của tôi chưa?"

 

Người phụ nữ dẫn tôi vào lắc đầu.

 

Thấy vậy, mẹ tôi thở phào một hơi: "Kỳ Ngọc, cô Trang đã tìm rồi, có khi nào con đánh rơi lúc cưỡi ngựa không? Hôm nay là sinh nhật con, chúng ta…"

 

Cô gái tên Kỳ Ngọc lạnh mặt: "Tôi tìm đồ trong nhà mình, mắc mớ gì đến bà?"

 

Tôi thầm kinh ngạc.

 

Bố của "công chúa nhỏ" lập tức đứng dậy, nghiêm khắc quát:

"Tống Kỳ Ngọc, con đừng có được nước lấn tới!"

 

Lúc này tôi mới chợt nhận ra, ông ấy cũng họ Tống. Hóa ra họ là cha con?

 

Tống Kỳ Ngọc khiêu khích: "Ôi chao, con sợ quá đi mất. Nực cười thật đấy, có người đừng tưởng gả vào đây là có thể làm chủ."

 

Mặt mẹ tôi tái mét, bà cúi mắt xuống: "Kỳ Ngọc, mẹ và bố con là…"

 

Tống Kỳ Ngọc mất kiên nhẫn, cắt ngang lời bà:

"Cho dù mẹ tôi có ch cũng không có nghĩa là bà có thể quyến rũ bố tôi! Trước kia chính bà tự chọn lấy người đàn ông khác để kết hôn, sống không tốt lại quay về tìm bố tôi? Bố tôi ngu nhưng tôi thì không!"

 

Giữa những lời công kích sắc bén của cô ấy, tôi dần dần hiểu rõ mối quan hệ và mâu thuẫn giữa họ.

 

Nhiều năm trước, mẹ tôi và chú Tống là thanh mai trúc mã. Nhưng ai ngờ, ông ngoại tôi lâm bệnh, mẹ tôi buộc phải gả cho bố tôi, còn chú Tống cũng cưới vợ khác. Kết quả, một người góa vợ, một người ly hôn.

 

Sau đó, mẹ tôi tìm đến chú Tống, hai người lại nối lại đoạn tình xưa.

 

Nhưng con gái của chú Tống không hề chấp nhận mẹ tôi, cô ấy trút giận lên tôi:

 

"Còn cả cô nữa, loại người tay chân không sạch sẽ mà cũng xứng đáng sống ở đây sao?"

 

Mọi ánh mắt lập tức dồn về phía tôi, ánh nhìn ấy như thể muốn lột trần tôi vậy, khiến tứ chi tôi lạnh buốt.

 

Tôi cắn răng, siết chặt bàn tay:

"Tôi nói lại lần nữa, tôi không có trộm đồ."

 

Cô ta cười khẩy, chợt chàng trai bên cạnh lên tiếng:

"Quản gia Triệu, đã kiểm tra camera chưa?"

 

Giọng nói trong trẻo, bình thản, không vội vàng cũng chẳng lạnh lùng, nhưng lại gợi lên trong tôi một ký ức kinh hoàng.

 

Khi mới học ăn cắp, Tứ Nương từng dẫn chúng tôi đến khu vui chơi.

 

Nơi đó đông người, sự chú ý của họ rất dễ bị phân tán.

 

Chẳng bao lâu, tôi đã để mắt đến một thiếu niên đang đeo tai nghe, dường như tâm trạng không tốt.

 

Bạn bè của cậu ấy đều xếp hàng chờ tàu lượn siêu tốc, chỉ có cậu ấy ngồi thẫn thờ trước quầy nước giải khát.

 

Tôi giả vờ ngã, đổ người về phía sau lưng cậu ấy, nhưng cậu ta không để ý.

 

Tôi liếm đôi môi khô khốc, cuối cùng cũng đưa tay về phía ba lô của cậu ấy.

 

Ngay khoảnh khắc sắp lấy được đồ, một bàn tay thon dài, trắng trẻo bất ngờ giữ chặt tay tôi.

 

Tôi theo phản xạ ngẩng đầu lên.

 

Ngược sáng, đôi mắt cậu ấy sâu thẳm như hồ nước lúc hoàng hôn, bình lặng mà tĩnh mịch.

 

"Ăn cắp đồ?" Cậu ta hỏi, giọng điệu vô cùng ôn hòa.

 

Tôi không dám trả lời, quay người bỏ chạy.

 

May mà nơi đó đông người, tôi may mắn trốn thoát.

 

Nghĩ đến đây, hơi thở tôi đột nhiên cứng lại, một cảm giác chột dạ khó tả dâng lên trong lòng.

 

Lúc này, quản gia Triệu đưa ra chiếc máy tính bảng:

"Hôm nay cô ấy chưa từng rời khỏi phòng, trong phòng cũng không tìm thấy dây chuyền của tiểu thư."

 

Chàng trai nhìn tôi vài lần, nhưng không nói gì thêm.

 

Vẻ mặt Tống Kỳ Ngọc không chút thay đổi:

"Dù sao thì trước khi tìm được dây chuyền, không ai được ngủ."

 

Cô ta rút điện thoại ra, tự mình lướt xem tin tức.

 

Bất đắc dĩ, mẹ tôi ôm công chúa nhỏ, tựa vào lòng chú Tống.

 

Chỉ có tôi đứng yên tại chỗ, từng giây từng phút trôi qua.

 

Khoảng nửa tiếng sau, chân tôi tê dại, không nhịn được mà khẽ lắc lư vài cái.

 

Tống Kỳ Ngọc đọc xong tin nhắn, trợn mắt:

"Không biết ngồi xuống sao? Đứng đó chướng mắt quá."

 

Người hầu vội vàng mang đến một chiếc ghế, tôi cẩn thận ngồi xuống.

 

Thêm nửa tiếng nữa trôi qua, một người hầu bế một con mèo vào, tiếng kêu chói tai của nó phá vỡ sự yên tĩnh.

 

"Tiểu thư, tìm thấy rồi. Dây chuyền bị con mèo của phu nhân tha vào ổ."

 

Lời vừa dứt, trong mắt mẹ tôi lóe lên vẻ hoảng loạn.

 

Bà vừa định mở miệng, đã bị Tống Kỳ Ngọc lạnh lùng chặn lại.

 


"Ngày mai nếu tôi còn thấy con mèo đó, thì buổi tối bà cứ chờ nhặt x á c nó đi."

 

Màn kịch này đến đây kết thúc. Sau khi Tống Kỳ Ngọc rời đi, nước mắt mẹ tôi rơi xuống như chuỗi hạt đứt dây, không thể ngừng lại.

 

Tôi biết mình không nên ở đây, lặng lẽ quay về phòng.

 

Lại là một đêm mất ngủ. Tôi nghĩ, ngày mai phải rời khỏi đây, dù có phải làm một kẻ ăn xin bẩn thỉu cũng được.

 

Sáng hôm sau, vừa mở cửa, tôi đã thấy nam quản gia đứng ngoài. Ông ta mang theo rất nhiều đồ—điện thoại, cặp sách, sách vở, đồng phục, thứ gì cũng có.

 

Sau chuyện tối qua, mẹ tôi quyết định gửi tôi vào trường nội trú.

 

Đúng như lời Tống Kỳ Ngọc nói: "Bớt chướng mắt."

 

Tôi thay đồng phục, lên xe đến trường.

 

Công bằng mà nói, điều kiện vật chất mẹ dành cho tôi rất tốt. Mỗi tháng bà cho tôi ba nghìn tệ để tiêu xài, mỗi kỳ nghỉ đều có tài xế đưa đón.

 

So với cảnh ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, vậy cũng đã là tốt rồi.

 

Chỉ là... bà không yêu tôi.

 

Lớp học chật kín người, tôi được xếp ngồi bàn áp chót.

 

Giữa tôi và các bạn trong lớp dường như có một lớp màng vô hình—nhìn thấy nhau, nhưng chẳng thể nói được bao lời.

 

Những món đồ chơi, những bộ phim hoạt hình mà bọn họ thảo luận, tôi chưa từng tiếp xúc qua.

 

Hóa ra học sinh tiểu học cũng có vòng kết nối của riêng mình, còn tôi không thể hòa nhập với họ, đành lặng lẽ một mình.

 

Tôi như một hòn đảo cô độc, lạc lõng bên ngoài thế giới.

 

Ngày tháng trôi qua giữa những hồi chuông vào học và tan học. Mặt trời mọc rồi lặn, lá cây long não ngoài cửa sổ từ nhạt dần sang đậm.

 

Trận tuyết đầu tiên của năm rơi đúng vào ngày Tết Dương lịch.

 

Sau khi biểu diễn xong, ai nấy đều cười rạng rỡ chuẩn bị về nhà.

 

Tôi gọi điện cho chú tài xế, nói dối rằng mình đi chơi cùng bạn.

 

Thực ra, tôi lén bắt taxi đến trung tâm thương mại, mua một chiếc áo lông vũ màu vàng nhạt.

 

Tôi đã dò hỏi được tin tức về chị Tiểu Hạ. Những đứa trẻ vô gia cư đều bị đưa đến cô nhi viện khu Nam.

 

Đợi đến kỳ nghỉ Tết Dương lịch, tôi sẽ đi tìm chị ấy.

 

Tôi còn mua thêm nhiều thứ khác—găng tay, đồ ăn vặt, nhét đầy cặp sách.

 

Mãi đến bảy giờ tối mới xong. Sợ bị phát hiện khi xe ra vào khu biệt thự, tôi xuống xe từ sớm, đi bộ vào trong.

 

Tuyết rơi phát ra âm thanh xào xạc, giẫm lên cót két dưới chân.

 

Mọi thứ diễn ra theo quỹ đạo bình thường, cho đến khi âm thanh vật nặng rơi xuống nước vang lên.

 

Tôi nhìn về phía âm thanh, thấy một bé gái đang vùng vẫy trong hồ cảnh quan.

 

Là tiểu công chúa.

 

Cơ thể tôi phản ứng trước cả suy nghĩ, vứt bỏ ba lô, lao xuống hồ.

 

Khoảnh khắc chạm vào nước, cái lạnh thấu xương như vô số mũi kim châm siết chặt lấy tôi.

 

Tôi dốc hết sức bơi về phía trước, lại gắng sức đưa con bé lên bờ.

 

Thế nhưng, chưa kịp đứng vững—

 

Một cái bạt tai giáng thẳng xuống, tôi mất trọng tâm, ngã sấp bên hồ.

 

Cùng lúc đó, mẹ tôi khóc hét lên: "Mày đừng động vào con bé! Tâm tư mày sao lại độc ác như vậy, muốn hại ch em gái mình sao? Đồ vong ơn bội nghĩa!"

 

Tôi không còn sức để đứng dậy, chỉ ngước nhìn bà.

 

Thôi vậy, nếu bị đuổi đi, tôi sẽ không tham lam nữa.

 

Tôi lạnh lùng nhìn bà lấy điện thoại gọi đi, như một phạm nhân chờ tuyên án.

 

Chẳng ngờ, không có phán quyết nào cả, chỉ có một giọng nam kéo dài mang ý cười: "Theo tôi thấy, có người miệng không dùng thì nên hiến đi, có người đầu óc cũng nên hiến luôn."

 

Rõ ràng là người ngoài cuộc không liên quan, nhưng giọng điệu anh ta lại đầy vẻ nhàn nhã.

 

Anh ta cởi áo khoác, phủ lên người tôi, nhướng mày, rồi ném chiếc điện thoại đang phát video xuống đất.

 

Màn hình bắt đầu phát—

 

Trong video, Tống Kỳ Ngọc kéo hắn ta quay phim, tình cờ ghi lại cảnh tiểu công chúa nhặt bóng, vấp ngã xuống hồ, và cả quá trình tôi nhảy xuống cứu con bé.

 

Anh ta hơi dùng sức, kéo tôi từ mặt đất lên.

 

"Có miệng sao không biết dùng?"

 

Tôi im lặng.


Anh ta bước lên một bước, giọng điệu mang ý cười: "Không định xin lỗi con gái bà à?"

 

Sắc mặt mẹ tôi tái nhợt, không giữ được chút thể diện nào, ôm tiểu công chúa rời đi.

 

Gió lùa qua, nước nhỏ xuống đất.


Tống Kỳ Ngọc chạy tới, tôi nghe thấy giọng nói đầy nghi hoặc của cô ta vang lên sau lưng:


"Cô ta bị ngốc à?"


Gió tuyết ngày càng lớn, tôi không nghe rõ câu trả lời của thiếu niên, trước mắt tối sầm, ngã xuống.


Lúc tỉnh lại, căn phòng tối mịt.


Bà Trang trông coi bên giường, tác phong rất chuyên nghiệp.


Vừa thấy tôi mở mắt, bà ta liền hỏi: "Cơ thể có chỗ nào không thoải mái không?"


Lấy lại tinh thần, tôi lắc đầu.


Bà ấy nói: "Tối qua bác sĩ Triệu đã kiểm tra, chắc không có vấn đề gì nghiêm trọng. Cháu ngất đi là do hạ đường huyết, ở trường không ăn cơm sao?"


Giọng điệu dịu dàng hẳn.


Tôi đáp: "Chỉ ăn một chút."


Vì không có nhiều chuyện để nói, căn phòng nhanh chóng trở nên yên ắng.


Nghĩ đi nghĩ lại, tôi vẫn quyết định rời khỏi nhà họ Tống, đến cô nhi viện.


Phiền bà Trang báo lại cho mẹ tôi.

 

Bà Trang nghe xong, trong mắt lóe lên chút thương cảm, bà lắc đầu.


Bà nói với tôi rằng, tối qua sau khi tôi ngất đi, chính cậu thiếu niên đó đã bế tôi về. Nhân cơ hội này, Tống Kỳ Ngọc liền nổi giận, chỉ vào mặt mẹ tôi mắng suốt nửa tiếng đồng hồ.


Cuối cùng, cậu thiếu niên chỉ thản nhiên nói: "Cho dù là cha mẹ, nếu đã hiểu lầm con cái và làm sai, thì cũng nên xin lỗi, đúng không?"


Chuyện này ầm ĩ rất lớn. Bà Trang bảo rằng, nếu tôi vừa dọn đến viện phúc lợi, ngay sau đó, Tống Kỳ Ngọc chắc chắn sẽ ngồi lên đầu mẹ tôi mà mắng chửi bà ấy.


Vì lẽ đó, mẹ tôi nhất định sẽ không đồng ý để tôi rời khỏi đây.


Tôi không ngờ sự việc lại thành ra như vậy.


Bà Trang lại nói: "Thiếu gia bảo rằng, cháu hãy yên tâm ở lại đây."


Tôi nghẹn lời, không biết phải nói gì.


Có đôi khi, càng muốn có được điều gì, ta lại càng mất đi nó. Khi tôi muốn ở bên mẹ, bà càng đẩy tôi ra xa. Nhưng đến lúc tôi muốn rời đi, bà lại muốn giam giữ tôi bên mình.

 

Sau khi bà Trang rời đi, trong phòng tối om. Tôi trằn trọc không ngủ được, bèn đứng dậy ra cửa sổ hứng gió, mong có thể thư giãn đôi chút.

 

Đêm nay, tuyết rơi dày, trăng treo cao trên bầu trời.

 

Trong vườn có vài cây thông Noel, còn sót lại từ dịp lễ trước. Những dây đèn trang trí trên cây vẫn nhấp nháy.

 

Nhìn quanh không thấy ai, phòng lại ở tầng một, chỉ cần trèo qua bậu cửa sổ là có thể ra ngoài. Tôi do dự một lúc.

 

Bước qua sân, tôi đứng dưới cây thông Noel, bắt chước cách người ta cầu nguyện, chắp tay lại, thành tâm khấn vái.

 

Nhưng tôi lại không biết mình nên ước điều gì.

 

Có lúc, tôi mong mình sẽ ch đi trong một đêm tĩnh lặng. Nhưng có lúc, tôi lại hy vọng quá khứ của mình chỉ là một cơn ác mộng, khi tỉnh dậy sẽ có cha mẹ yêu thương mình.

 

Có khi tôi tin rằng "khổ tận cam lai, xuân về hoa nở." Nhưng cũng có khi, tôi cảm thấy cuộc đời chỉ là một chuỗi những hố sâu nối tiếp nhau.

 

Có khi tôi nhìn thấy chiếc bánh kem trong tay người khác trông thật ngon, nhưng khi cắn vào, tôi lại tự hỏi, có phải do số mình xui xẻo nên mới chọn trúng miếng dở nhất không?

 

"Người ta bảo hoa ở Lạc Dương rực rỡ, nhưng ta đến đây lại chẳng gặp mùa xuân."

 

Đứng lâu, tuyết đọng thành một lớp mỏng trên vai tôi.

 

"Sao vậy? Định để mình ch cóng ngoài này chỉ để đổi lấy một câu xin lỗi từ mẹ em à?"

 

Một giọng nói trong trẻo vang lên từ phía sau, tôi mở mắt.

 

Anh ta lại nói: "Nếu nước mắt có ích, thế gian này đã chẳng cần đến vũ khí. Nước mắt không thể đổi lấy sự hối hận. Lòng người vốn dĩ thiên vị, tình yêu cũng vậy."

 

Những đạo lý này tôi đều hiểu, nhưng khi thật sự bị đánh một cái, cảm giác tủi thân và đau lòng vẫn nhấn chìm tôi.

 

Tôi biết bà ấy không yêu tôi. Nhưng tại sao lại phải dùng sự ác ý lớn nhất để phán xét tôi, để đanhs tôi chứ?

 

Tôi thở dài, quay đầu lại: "Anh là Quan Âm Bồ Tát tái thế đấy à?"

 

Anh ta hơi nhíu mày, nhìn tôi đầy nghi hoặc.


Tôi nhún vai, cố tỏ ra thoải mái: "Tâm địa lương thiện, từ bi vô hạn như vậy, tôi phải quỳ lạy anh một cái mới đúng."

 

Anh ta bị tôi chọc cười, bước về phía tôi: "Hôm nay mở miệng rồi à? Hôm qua sao không nói gì? Chẳng lẽ do đầu óc có vấn đề rồi?"

 

"..."

 

Tôi nghẹn họng, rất muốn chửi lại một câu cho bõ tức, nhưng nghĩ lại, Tống Kỳ Ngọc là em gái anh ta, với sức chiến đấu của cô ta, tôi chắc chắn không thắng nổi.

 

Anh ta đút tay vào túi, móc ra một hộp thức ăn cho mèo: "Đi thôi, đi cho mèo ăn với tôi."

 

Tôi không hiểu, bèn hỏi: "Mèo gì cơ?"

 

Anh ta đáp: "Con mèo Ragdoll mẹ cô vứt bỏ, tôi nhặt về rồi."

 

"Anh tự đi đi, trời lạnh quá, tôi muốn về."

 

Tôi quay người, nhưng lại bị nắm lấy cổ tay. Sự ấm áp từ tay anh ta truyền sang, tôi ngước lên, chạm mắt anh ta.

 

Hàng mày sắc nét, ánh mắt hắn sâu thẳm, nhìn người mang theo chút lạnh lẽo khó dò. Nhưng lúc này, anh ta lại nói với tôi: "Tôi sợ bóng tối."

 

Sự đối lập này chẳng khác nào một con hổ há miệng gầm gừ nhưng lại kêu "meo meo" ba tiếng. Tôi không nhịn được mà bật cười.

 

Dưới ánh mắt vô cảm của anh ta, tôi đành đi theo xuống tầng hầm.

 

Con mèo Ragdoll trắng này, sau khi bị mẹ tôi bỏ rơi, anh ta vì không nỡ nên đã nhặt về nuôi, bình thường do bà Trang chăm sóc.

 

Hôm nay bà Trang bận lo cho tôi, quên mất chuyện cho mèo ăn, nên anh ta mới nửa đêm chạy tới đây.

 

Anh ta xoa đầu con mèo nhỏ, trong mắt lộ ra vẻ dịu dàng. Tôi không nói gì nữa, trong phòng chỉ còn lại tiếng mèo kêu gừ gừ khe khẽ.

 

Đêm đó, nằm trên giường, tôi lờ mờ cảm thấy cuộc sống dường như đang dần tốt lên.

 

Việc cứu người đã giúp tôi lấy lại danh tiếng ở nhà họ Tống.

 

Khi Tống Kỳ Ngọc gây sự với mẹ tôi, cô ta cũng không còn chửi bới tôi nữa.

 

Bà Trang và những người giúp việc khác cũng bắt đầu mỉm cười với tôi.

 

Câu nói "người tốt sẽ được báo đáp" cuối cùng cũng ứng nghiệm với tôi.

 

Kỳ thi cuối kỳ, tôi đạt hạng mười hai trong lớp, chỉ tiếc là không có ai chia sẻ niềm vui này cùng tôi.

 

Ngày đầu tiên của kỳ nghỉ đông, tôi thu dọn đồ đạc, báo với bà Trang rồi chuẩn bị đến viện phúc lợi tìm chị Tiểu Hạ.

 

Vừa bước ra cổng, một chiếc BMW chạy tới.

 

Tống Kỳ Ngọc giận dữ mở cửa xe, sập mạnh xuống, trông có vẻ vừa bị ai chọc tức. Tôi vội cúi đầu, giả vờ như không thấy.

 

Cô ta chặn trước mặt tôi: "Cậu bằng tuổi tôi đúng không? Thi toán được bao nhiêu điểm? Không được nói dối!"

 

Tôi bất đắc dĩ đáp: "95."

 

Có lẽ, lợi ích lớn nhất của việc ở một mình là có thể dốc toàn bộ tâm sức vào học tập.

 

Tôi từng lang thang ăn xin suốt bốn năm, vì quãng thời gian đó mà tư duy của tôi trưởng thành hơn những người cùng lứa, khi làm bài, tôi cũng biết cách suy luận, mở rộng vấn đề hơn.

 

Thầy cô giảng một lần, tôi liền hiểu.

 

Nghe xong con số đó, sắc mặt Tống Kỳ Ngọc lập tức tối sầm lại.

 

Chàng trai phía sau cô ta khẽ cười một tiếng, sải bước dài tiến lại gần.

 

Hôm nay, anh ta mặc một chiếc áo phao đen. Kiểu dáng cồng kềnh và màu sắc trầm lặng ấy lại càng làm nổi bật dáng người thanh thoát, rắn rỏi của anh ta.

 

Kể từ đêm tuyết rơi, lúc cùng anh ta cho mèo ăn, đây là lần đầu tiên chúng tôi gặp lại.

 

Tống Kỳ Ngọc tức giận đến mức xấu hổ: "Cậu! Không được cười nhạo cháu!"

 

Cậu? Tôi sững sờ, tròn mắt kinh ngạc, buột miệng thốt lên: "Hai người không phải anh em sao?"

 

Tống Kỳ Ngọc nhìn tôi đầy nghi hoặc: "Cậu bị ngốc à? Tôi họ Tống, cậu ấy họ Phó, sao có thể là anh em được? Đừng nói với tôi là cậu ở nhà tôi lâu như vậy mà đến quan hệ trong nhà cũng không rõ đấy nhé? Cậu có biết con bé mà mình cứu tên gì không?"

 

Tôi hoàn toàn mù tịt, đành cười gượng.

 

Không ai nói với tôi, tôi cũng không chủ động hỏi. Chỉ là vừa nghe đến từ "cậu", tôi lập tức nhớ đến người cậu bụng phệ của mình. Bây giờ, nhìn chàng trai đứng cạnh, tôi hít sâu một hơi.

 

Anh ta khẽ nhếch môi, nhưng nụ cười không chạm tới đáy mắt: "Cô biết tôi tên gì không?"

 

Da đầu tôi tê rần: "Không biết."

 

Anh ta lại cong môi, nụ cười càng rõ hơn: "Nghe cho kỹ, tôi tên là Phó Ứng Chương. Xét theo vai vế, cô phải gọi tôi một tiếng cậu. Còn cô em gái cùng mẹ khác cha của cô tên là Tống Kỳ Văn."

 

Ngữ điệu dạy dỗ ấy mang theo sự nguy hiểm mơ hồ, tôi theo bản năng lùi lại một bước: "Tôi còn có việc, tôi đi trước đây."

 

Chưa đi được mấy bước, đã bị Phó Ứng Chương nắm lấy sau gáy: "Đi đâu? Mang theo cả đống đồ như vậy?"

 

Tống Kỳ Ngọc như phát hiện ra lục địa mới: "Mẹ cậu không cho cậu ở nhà tôi nữa à? Tôi đi mắng bà ấy ngay bây giờ!"

 

Ánh mắt cô ta sáng lên một cách kỳ lạ. Dưới sự mong chờ mãnh liệt ấy, tôi lắc đầu.

 

"Tôi đến viện phúc lợi thăm bạn. Đồ trong túi đều là tôi mua cho cô ấy."

 

Tống Kỳ Ngọc lại một lần nữa sa sầm mặt mày.

 

Phó Ứng Chương kéo tôi về phía xe: "Muốn đi đâu thì bảo tài xế chở, Cố Tây Từ, xuống xe đi."

 


Từ trên xe bước xuống một nam sinh, trạc tuổi Phó Ứng Chương. Khi lướt qua tôi, ánh mắt anh ta sắc bén như chim ưng, nhìn tôi chằm chằm một cách lạnh lùng.

 

Tim tôi run lên, còn chưa kịp phản ứng đã bị Phó Ứng Chương nhét vào trong xe.

 

Bánh xe lăn nhanh về phía trước.

 

Sau nửa năm, cuối cùng tôi cũng gặp lại chị Tiểu Hạ.

 

Chị ấy đã mập lên, cao hơn nhiều, lúm đồng tiền khi cười cũng sâu hơn trước. Tôi vui vẻ đi theo sau chị, kể cho chị nghe về những chuyện đã xảy ra trong nhà họ Tống.

 

Chị ấy vẫn dịu dàng lắng nghe tôi như trước.

 

So với cuộc sống của tôi, những ngày tháng của chị ấy ở viện phúc lợi như một dòng suối nhỏ, lặng lẽ trôi về phương xa, không có sự dè bỉu, cũng không phải chịu cảnh sống nhờ người khác đầy khó chịu.

 

Tôi ngồi trên bậc thềm phơi nắng, cơ thể thả lỏng.

 

Không xa đó, chị Tiểu Hạ đang chơi trò "chim mẹ dẫn con" với đám trẻ, tiếng cười vang vọng khắp nơi.

 

Không đúng lúc chút nào, tôi lại nhớ đến quãng thời gian ở nhà họ Tống, rồi hối hận vì đã không cùng chị đến viện phúc lợi.

 

Trong đầu tôi hiện lên hình ảnh Phó Ứng Chương cho mèo ăn, không thể nói rõ cảm giác của tôi về anh. Anh ta giống như một làn sương mù, khó nắm bắt.

 

Một khi đã nghĩ đến Phó Ứng Chương, thì cũng không thể không nhớ đến Tống Kỳ Ngọc. Cô ấy là tiểu thư được nuông chiều từ bé, so với lần đầu gặp mặt, hôm nay thái độ của cô ấy với tôi đã tốt hơn rất nhiều.

 

Nếu trước khi tôi có thể tự lập, cô ấy luôn giữ thái độ như hiện tại, thì cuộc sống của tôi ở nhà họ Tống cũng sẽ không quá khó khăn.

 

Tôi chống cằm, trong đầu âm thầm lên kế hoạch.

 

Đến khi hoàn hồn, mới phát hiện chị Tiểu Hạ đã nhìn tôi mỉm cười từ lâu.

 

Chị ấy vươn tay vuốt phẳng vết nhăn giữa chân mày tôi: "Không phải nói rằng sống ở nhà mẹ rất tốt sao? Sao lại nhăn nhó thế này?"

 

Tôi nghiêng đầu, tựa vào lòng chị: "Không có gì, chỉ là nhớ đến một vài chuyện. Chị ơi, làm thế nào để người khác trở thành bạn của em? Làm sao để lấy lòng họ?"

 

Nụ cười của chị ấy cứng lại, khẽ thở dài: "Nếu muốn lấy lòng ai đó, thì phải chiều theo sở thích của họ, họ muốn gì thì mình cho cái đó. Nhưng nếu muốn kết bạn, thì phải dùng sự chân thành, chứ không phải thủ đoạn hay công thức."

 

Chị Tiểu Hạ nhìn tôi chăm chú, "Tiểu Ngọc, ở nhà mẹ em, em thực sự vui vẻ chứ?"

 

Khi sống ở nhà cậu, tôi đã quen với việc "chỉ báo tin vui, không báo nỗi buồn", vì vậy tôi liền nở một nụ cười: "Ừm, cũng không tệ lắm. Ít nhất em còn có thể mua quần áo mới cho chị, sau này em cũng sẽ thường xuyên đến thăm chị."

 

Tôi không nói dối. Ít nhất, về mặt vật chất, tôi sống rất tốt.

 

Con người không thể vừa muốn cái này, lại vừa đòi hỏi cái kia.

 

Một ngày trôi qua thật nhanh, tôi lên xe trở về nhà họ Tống. Trước cổng viện phúc lợi, những chữ lớn mang ý nghĩa "hưng thịnh, phát triển" dần lùi xa trong tầm mắt.

 

Bóng dáng chị Tiểu Hạ hóa thành một chấm đen nhỏ, cho đến khi hoàn toàn biến mất.

 

Trong lòng tôi trào lên một cảm giác trống trải, chỉ biết ngả người ra sau ghế.

 

Tài xế bật một bài hát nhẹ nhàng, nhưng đúng vào giờ cao điểm, xe cộ chen chúc khiến chúng tôi bị kẹt giữa dòng xe đông đúc.

 

Tôi chợt nhớ đến lời chị Tiểu Hạ nói về việc "chiều theo sở thích người khác".

 

Nhưng Tống Kỳ Ngọc muốn gì có nấy, cô ấy còn thiếu thứ gì nữa chứ?

 

Xe đứng yên thật lâu không nhúc nhích, tài xế thở dài vài tiếng.

 

Chợt một ý nghĩ lóe lên trong đầu, tôi bèn hỏi:

 

"Chú ơi, sao Phó Ứng Chương lại sống ở nhà họ Tống vậy?"

 

Tài xế cũng đang chán nản nên thuận miệng đáp lời:

 

"Cậu Phó và tiểu thư trạc tuổi nhau, từ nhỏ đã chơi chung. Sau khi phu nhân qua đời vì bệnh, ông chủ sợ tiểu thư bị b ắ t n ạ t nên đã đưa cậu ấy về nhà nuôi."

 

Nhân lúc câu chuyện đang mở ra, tôi khai thác thêm được khá nhiều thông tin.

 

Nhưng ngẫm lại thì chẳng có gì quan trọng.

 

Tống Kỳ Ngọc và tôi vốn dĩ khác nhau, cô ấy sinh ra đã được cưng chiều, tôi có thể cho cô ấy thứ gì đây?

 

Tôi và chị Tiểu Hạ hẹn nhau, cứ ba ngày trong kỳ nghỉ đông sẽ gặp mặt một lần.

 


Giờ chị ấy cũng đi học rồi, đang học lớp 7 ở trường cấp hai số 29 Nam Thành. Với độ tuổi của mình, lẽ ra chị phải học cấp ba, nhưng vì đã bỏ lỡ quá nhiều kiến thức, không theo kịp nên đành học lại từ đầu.

 

Những người từng chịu khổ, khi được học hành sẽ càng nỗ lực hơn.

 

Cố gắng theo kịp chương trình, kỳ thi cuối kỳ năm nay, chị ấy đứng thứ 10 toàn khối.

 

Trước khi xuân về, đã có một trận tuyết lớn.

 

Tôi nhớ lại năm đó, tôi và chị quỳ trong đường hầm dưới lòng đất, đến cả nước mũi cũng đông cứng lại.

 

Ai có thể ngờ rằng cuối năm nay, chúng tôi đã có đủ cơm ăn áo mặc, được ngồi trong lớp học sáng sủa, cầm sách bút viết chữ.

 

Khi có một điều gì đó để mong đợi, thời gian cũng trôi qua nhanh hơn.

 

Vì muốn gặp chị Tiểu Hạ, tôi ra vào nhà họ Tống ngày càng thường xuyên.

 

Chiều hôm đó, tôi vừa bước qua cổng chính, thì từ cửa sổ tầng hai, Tống Kỳ Ngọc gọi to tên tôi.

 

Cô ấy chống nạnh, lớn tiếng:

 

"Cậu lại trốn ra ngoài chơi nữa à!"

 

Tôi có nghe tài xế nói qua, kỳ thi cuối kỳ của Tống Kỳ Ngọc không đạt kết quả tốt, nên Phó Ứng Chương đang kèm cặp cô ấy học lại. Có lẽ thấy tôi có thể tự do ra ngoài, trong lòng cô ấy cảm thấy không công bằng.

 

Tôi thuận miệng viện một lý do:

 

"Tôi ra ngoài học thêm."

 

Cô ấy quay người nói gì đó với người trong phòng, rồi Phó Ứng Chương bước ra, khóe miệng mang theo ý cười.

 

"Một người học cũng dạy, hai người học cũng dạy, cô đừng ra ngoài học thêm nữa. Từ hôm nay, cùng Kỳ Ngọc học ở đây đi, bây giờ lên thư phòng tầng hai."

 

Tôi sững sờ tại chỗ.

 

Bà Trang liền đẩy tôi vào nhà, thay cho tôi một đôi dép lê màu hồng.

 

Từ khi dọn vào đây, tôi chỉ bước vào sảnh chính đúng một lần, cũng vì chuyện Tống Kỳ Ngọc làm mất sợi dây chuyền.

 

Còn lại, tôi đều chỉ ở trong phòng mình.

 


Chiếc cầu thang xoắn ốc tinh xảo và rực rỡ kéo dài lên trên. Tôi vừa bước lên tầng hai thì chạm mặt mẹ tôi.

 

Bà cau mày nói: "Ai cho phép mày lên đây?"

 

Ánh mắt bà nhìn tôi như thể tôi là thứ gì đó bẩn thỉu. Tôi ngẩng cằm, ra hiệu cho bà quay đầu lại.

 

Tống Kỳ Ngọc đứng ngay sau lưng bà: "Tôi cho phép đấy, sao nào?"

 

Mẹ tôi sững người, trợn mắt nhìn Tống Kỳ Ngọc bước đến bên cạnh tôi, khoác tay tôi như thể chị em thân thiết. Khuôn mặt bà đỏ bừng.

 

Tống Kỳ Ngọc dường như rất hài lòng với phản ứng của mẹ tôi. Khi trở lại thư phòng, cô ấy phấn khích diễn lại cảnh đó trước mặt Phó Ứng Chương.

 

Tôi không biết vì sao Tống Kỳ Ngọc lại chán ghét mẹ tôi đến thế, nhưng chuyện giữa họ không phải thứ tôi có thể xen vào.

 

Tôi chỉ lặng lẽ ngồi yên, Phó Ứng Chương chú ý đến tôi, đưa qua một tờ đề thi, ngón tay thon dài gõ nhẹ lên giấy.

 

"Thử xem thực lực của cô thế nào."

 

Bộ đề này không khó lắm, chỉ là phần bài tập ứng dụng phía sau có nhiều bước, làm mất khá nhiều thời gian. Khi tôi đặt bút xuống sau câu cuối cùng, Tống Kỳ Ngọc đã gục xuống bàn ngủ, trên người đắp chiếc áo lông vũ của Phó Ứng Chương.

 

Phó Ứng Chương ngồi đối diện tôi, cúi đầu làm bài. Ánh đèn trắng nhạt trên trần chiếu xuống người anh, như phủ một lớp ánh bạc mờ.

 

Anh ấy nhận ra ánh mắt tôi, ngước lên, bốn mắt chạm nhau. Để tránh đánh thức Tống Kỳ Ngọc, anh ấy ra hiệu im lặng với tôi.

 

Tôi đưa bài thi qua, Phó Ứng Chương nhận lấy rồi bắt đầu chấm. Khuôn mặt anh không hề có chút khó chịu hay phiền toái vì bị tôi làm gián đoạn.

 

Trong phòng chỉ còn lại âm thanh sột soạt của bút viết trên giấy.

 

Tôi có chút buồn chán, đảo mắt nhìn quanh và thấy bộ đồng phục đặt trên lưng ghế, trên đó có dòng chữ "Minh Chương Trung Học".

 

Đây là ngôi trường tốt nhất ở Nam Thành, ai cũng nói đậu vào đây là coi như một chân đã bước vào trường đại học danh tiếng.

 

Chị Tiểu Hạ muốn thi vào cấp ba ở đây, còn tôi muốn vào cấp hai. Đến lúc đó, chắc chắn chúng tôi sẽ có nhiều cơ hội gặp nhau hơn.

 

Tôi âm thầm tính điểm trong đầu, phát hiện mình còn thiếu hơn một trăm điểm mới có thể đậu vào đây, hơn nữa trường này còn có bài thi nói tiếng Anh.

 

Đó lại là môn tôi kém nhất.

 

Khi tôi đang suy nghĩ cách cải thiện kỹ năng nói, Phó Ứng Chương đẩy một tờ giấy ghi chú qua.

 

[8h30 sáng mai học tiếng Anh ở đây, chiều học Toán, tối học Văn. Cứ ba ngày nghỉ một ngày. Đưa tôi WeChat của em, tôi sẽ gửi thời khóa biểu cho em.]

 

Giáo viên tiếng Anh của Tống Kỳ Ngọc là một thầy giáo người Anh rất lịch thiệp, giọng nói mang âm sắc London, tôi từng may mắn nghe qua vài lần, rất dễ nghe.

 

Không ngờ, Phó Ứng Chương lại cho phép tôi học cùng.

 

Miệng tôi như thể vừa nếm phải một quả mận xanh, chua chát đến mức không thể mở lời. Tôi cẩn thận viết từng nét chữ: [Cảm ơn.] và kèm theo số WeChat của mình.

 

Anh ấy xem xong, khẽ bật cười, rồi viết lại.

 

[Dù sao tôi cũng là Bồ Tát sống, tâm địa lương thiện, không cần cảm ơn. Trễ rồi, tôi đưa Kỳ Ngọc về phòng trước. Em rất có năng khiếu toán học, phần bài tập ứng dụng phía sau, tôi đã chỉ ra một số cách giải nhanh, có thể thử suy nghĩ theo hướng đó.]

 

Phó Ứng Chương nhẹ nhàng bế Tống Kỳ Ngọc lên, tôi cầm theo mẩu giấy ghi chú và bài thi, lặng lẽ đi theo sau.

 

Tôi cứ thế đi theo anh đến khi anh tiễn xong Tống Kỳ Ngọc, sau đó quay về phòng mình.

 

Đột nhiên, Phó Ứng Chương dừng bước, tôi không kịp phản ứng, vô tình đâm sầm vào anh.

 

Anh nhướng mày, hạ giọng hỏi: "Sao lại đi theo tôi?"

 

Tôi nhìn anh đầy tự tin: "Anh không phải sợ bóng tối sao? Tôi đưa anh về."

 

Anh thoáng sững sờ, rồi bật cười thành tiếng: "Đa tạ nữ hiệp ra tay tương trợ."

 

Tôi giả vờ thoải mái nói không cần cảm ơn, nhưng chợt nhận ra rằng đêm nay trăng sáng, đèn đuốc rực rỡ, không phải là một đêm tuyết tối tăm như lần trước, nơi đưa tay ra cũng không nhìn thấy gì.

 

Cảm giác xấu hổ ập đến, tôi vội vàng quay đầu rời đi.

 

Phó Ứng Chương kéo nhẹ cổ áo phía sau của tôi, cười đầy thích thú: "Làm việc tốt thì làm cho trót, tiễn Phật phải tiễn đến tận Tây Thiên."

 

Tối hôm đó, tôi ôm bài thi nghiền ngẫm mãi.

 

Phó Ứng Chương đã viết ra ba cách giải khác nhau, khi tôi vừa tìm hiểu đến cách thứ hai, điện thoại rung lên một tiếng.

 

Có người gửi tin nhắn: [Ngủ sớm đi, mai còn phải học.]

 

Là Phó Ứng Chương. Ảnh đại diện của anh ấy là một mảng đen tuyền.

 

Thật kỳ lạ, rõ ràng anh ấy sợ bóng tối, nhưng lại dùng hình đại diện như vậy. Đây có phải là kiểu "lấy độc trị độc" không?

 

Tôi cứ nghĩ Tống Kỳ Ngọc ít nhiều gì cũng sẽ có chút ác cảm với tôi, nhưng hôm sau gặp lại, cô ấy lại tươi cười chào hỏi.

 

Từ đó về sau, cứ mỗi giờ nghỉ, cô ấy đều kéo tôi đi qua trước mặt mẹ tôi.

 

Chỉ trong một ngày, mẹ tôi đã bị chọc tức đến đỏ mặt ba lần, cuối cùng thẳng thừng ra khỏi nhà, tránh mặt không gặp.

 

Lúc này tôi mới hiểu, Tống Kỳ Ngọc phát hiện ra chỉ cần cô ấy ra mặt bảo vệ tôi, là có thể khiến mẹ tôi nghẹn họng.

 

Vì thế, tôi đã trở thành thứ vũ khí lợi hại nhất trong tay cô ấy.

 


Những ngày tháng ở nhà họ Tống của tôi trở nên kín mít. Tôi bận rộn với việc học, bận làm trợ thủ cho Tống Kỳ Ngọc, bận tranh thủ thời gian đi gặp chị Tiểu Hạ.

 

Tống Kỳ Ngọc tính tình thẳng thắn và hoạt bát. Mặc dù lần đầu gặp, cô ấy không mấy thân thiện với tôi, nhưng sau khi quen dần, cô ấy rất thoải mái thể hiện thiện ý.

 

Cô ấy mua cho tôi đủ thứ, váy vóc, đồ chơi, dây chuyền, món nào cũng có phần tôi.

 

Phó Ứng Chương thì trầm ổn và kiệm lời. Dù tôi hỏi bất cứ bài tập nào, anh ấy đều kiên nhẫn giảng giải từng kiến thức một, chỉ là thỉnh thoảng lời nói hơi sắc bén chút.

 

Mỗi khi tôi làm đúng, anh ấy sẽ không tiếc lời khen ngợi, trông chẳng khác nào một bậc trưởng bối nghiêm túc nhưng rộng lượng.

 

Giờ đây, tôi có thể tự do ra vào nhà họ Tống, tất cả người giúp việc đều lịch sự với tôi, ngay cả mẹ tôi cũng không dám tỏ thái độ khó chịu.

 

Thoáng chốc, năm mới đã đến. Câu đối đỏ và hoa dán cửa sổ khiến cả thế giới ngập tràn không khí vui tươi.

 

Ngày 26 tháng Chạp, tôi vốn định đến gặp chị Tiểu Hạ, nhưng chị ấy gọi điện bảo có mấy vị lãnh đạo đến thăm viện phúc lợi, dặn tôi đừng qua.

 

Tôi đành đồng ý.

 

Việc học bổ túc đã kết thúc từ hôm qua, đột nhiên tôi lại trở thành một kẻ cô đơn, trong căn phòng trống vắng chỉ còn tiếng thở của chính mình.

 

Đúng lúc ấy, Tống Kỳ Ngọc đẩy mạnh cửa phòng, tôi ngạc nhiên nhìn cô ấy, còn Phó Ứng Chương thì nửa dựa vào khung cửa.

 

Sau lưng họ là một vùng ánh sáng ấm áp.

 

Không nói không rằng, Tống Kỳ Ngọc kéo tôi đi thẳng ra ngoài, miệng không ngừng hối thúc: "Đi đi đi, cùng đi trượt tuyết nào!"

 

Tôi định rút tay về: "Tôi không biết trượt, không đi đâu."

 

Tống Kỳ Ngọc nhất quyết không buông: "Không biết thì học, học không được thì cứ cố mà học! Tôi đã mua sẵn đồ trượt tuyết cho cậu rồi, hôm nay là ngày cuối cùng của mùa này đấy, xông lên nào!"

 

Thế là tôi bị họ kéo ra khỏi căn phòng vuông vức của người giúp việc, lao thẳng đến khu trượt tuyết rộng lớn tự do.

 

Đêm Giao thừa năm đó, cô ấy lại kéo tôi ngồi vào bàn ăn. Mỗi lần gắp cho tôi một miếng thịt, sắc mặt mẹ tôi lại tái đi một phần, còn cô ấy thì cười đến đau cả bụng bên tai tôi.

 

Ngẫm lại, có lẽ từ lúc ấy, Tống Kỳ Ngọc đã thực sự xem tôi là một người bạn tốt.

 

Đêm hôm đó, ba chúng tôi cùng nhau đốt xong que pháo hoa cuối cùng.

 

Pháo hoa rực rỡ như muôn vàn vì sao lấp lánh giữa trời tuyết, phản chiếu trong đôi mắt chúng tôi.

 

Phó Ứng Chương phát cho tôi và Tống Kỳ Ngọc mỗi người một phong bao lì xì. Trên đó có viết:

 

"Năm nào cũng như ý, tuổi tuổi mãi an vui."

 

Nét chữ sắc bén như lưỡi dao trong ngày đông, nhưng đầu bút lại mang theo chút khí chất của một thiếu niên.

 

Tôi nhìn nghiêng gương mặt anh ấy, hơi thở vô thức khựng lại trong vài giây.

 

Pháo hoa tan biến, Tống Kỳ Ngọc kéo tôi lên giường cô ấy.

 

Cũng giống như Phó Ứng Chương, cô ấy sợ bóng tối. Căn phòng sáng đến mức chói mắt.

 

Nhưng lại không thích đeo bịt mắt, vì vậy giấc ngủ của cô ấy chẳng bao giờ yên ổn.

 

Sau khi ép tôi ký vào một bản "Thỏa thuận vĩnh viễn không hòa thuận với mẹ mình," tôi chính thức trở thành gối ôm sống của cô ấy.

 

Cô ấy ngủ giống như một con bạch tuộc, quấn chặt lấy tôi, nửa đêm lại khóc gọi mẹ trong mơ.

 

Mãi về sau, tôi mới biết, cô ấy cũng giống tôi—mất mẹ khi vừa tròn sáu tuổi.

 

Chỉ khác là, cô ấy mất mẹ vì chia ly âm dương, còn tôi là ly biệt giữa người sống.

 

Sau Tết, Tống Kỳ Ngọc tìm Phí Ứng Chương, chuyển tôi sang trường tiểu học trực thuộc Minh Chương, học cùng lớp với cô ấy, ngày ngày cùng đi cùng về.

 

Cuộc sống cứ lặp đi lặp lại như thế.

 

Giống như niềm tin tôi từng có—sau khổ ải, ắt đến ngày ngọt ngào.

 

Mọi thứ đều đang dần tốt lên.

Loading...