Thông báo
🔥SUU TRUYEN ĐÃ HOẠT ĐỘNG TRỞ LẠI. CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI WEBSITE ĐỌC TRUYỆN CHỮ HÀNG ĐẦU.🔥
- Nếu bạn muốn sở hữu 1 website đọc truyện chữ như Suu Truyện thì hãy liên hệ telegram @devdark07. Hoặc qua mail: devdark383@gmail.com

Mạn Đà La - 7

Cập nhật lúc: 2025-05-14 15:12:59
Lượt xem: 385

Ông ấy bảo hồi trẻ người non dạ từng rất không phục câu này, cho rằng hễ là vụ án thì sẽ được phá, hung thủ sẽ bị trừng trị.


Người thi hành pháp luật sao có thể lừa dối pháp luật chứ?


Mấy năm sau, tôi thi đậu nghiên cứu sinh tiến sĩ trường Đại học Luật H.


Nghe nói giáo sư Thư Sướng nổi tiếng sắp tổ chức buổi thuyết giảng về giá trị đạo đức của tội lỗi và hình phạt, đây cũng là chủ đề tôi vô cùng quan tâm, thế nên tôi đã đến từ rất sớm.


Không ngờ số người đến sớm hơn tôi còn nhiều hơn, tôi chỉ chiếm được chỗ ngồi ở hàng giữa.


Giáo sư vẫn chưa đến, tôi lật giở cuốn sách do cô viết.


Trong sách, cô chỉ trích hình phạt dành cho những kẻ buôn người bắt cóc phụ nữ và trẻ em là quá khoan hồng.


Đằng sau mỗi người bị bắt cóc, thường là cả một gia đình mất đi niềm vui của cuộc sống, những phụ nữ và trẻ em bị bắt cóc phải sống cuộc đời đau khổ suốt đời, như người phụ nữ bị xích, người phụ nữ bị nhốt trong lồng, người phụ nữ bị giam dưới hầm...


Những kẻ buôn người hủy hoại cuộc đời của nhiều người như vậy, lại chỉ bị kết án vài năm, hình phạt thậm chí còn nhẹ hơn cả tội phạm trộm cắp.


Điều này cực kỳ bất công với những người yếu thế, cũng không phải điều xã hội văn minh nên dung thứ.


Lập trường rõ ràng như vậy, thái độ lên án gay gắt như thế, rất hiếm thấy ở giới học giả.


Tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm của cô.


Nghĩ đến việc cuối cùng hôm nay cũng có cơ hội gặp giáo sư ngoài đời, trong lòng tôi kích động kỳ lạ.


Khi giáo sư Thư Sướng bước lên bục giảng, tim tôi đột nhiên đập mạnh, cảm thấy cô rất quen thuộc.


Ánh mắt cô quét qua giảng đường, lướt qua tôi mà không dừng lại.


Tôi thở phào nhẹ nhõm, nghĩ rằng có lẽ mình nhầm người.


Bỗng nhiên, cô quay lại nhìn.


Ánh mắt xuyên qua lớp lớp người, dừng ở khuôn mặt tôi.


Một lát sau, cô nở nụ cười hiểu ý với tôi.


Tôi lập tức nổi da gà.


Là cô ta?


Thảo nào lúc chúng tôi thẩm vấn cô ta, cô ta lại bình tĩnh ung dung đến vậy.


Tôi còn thắc mắc một cô gái mại dâm sao lại có khí chất như vậy, trả lời câu hỏi không để lộ sơ hở.


Hóa ra cô ta nghiên cứu pháp luật còn thấu đáo hơn chúng tôi.


Cả buổi thuyết giảng, tôi không nghe được một chữ nào.


Những tràng vỗ tay như sấm cũng không khiến tôi tỉnh táo lại.


Cho đến khi giáo sư Thư tiến lại gần, khẽ nói: “Tiểu Ngô, lại gặp nhau rồi.”


Tôi không biết phải phản ứng thế nào, mọi thứ khiến tôi quá kinh ngạc.


Cô ta nói: “Tôi mời cậu uống cà phê nhé.”


Tôi như con rối đi theo cô ta vào quán cà phê.


Cô ta úp điện thoại xuống mặt bàn, ốp điện thoại là một chữ “Chính” hoàn chỉnh rõ ràng, trông vô cùng chói mắt.


Cô ta hỏi cậu có thích nghe chuyện không? Tôi kể cho cậu nghe một câu chuyện nữa nhé.


Nhớ kỹ, đây chỉ là một câu chuyện.


20.


Ở một thôn nhỏ hẻo lánh phía Tây Nam, có một cặp vợ chồng nuôi một cô con gái xinh đẹp.


Người đời thường bảo nuôi con gái chẳng ích gì, nhưng đôi vợ chồng già hiếm muộn dù nghèo khó đến đâu vẫn nâng niu chăm sóc con gái như bảo bối.


Đứa bé rất không chịu thua kém, thi đỗ đại học.


Nhưng đến năm thứ hai, trong lúc đi làm thêm, cô đột nhiên mất tích.


Cô gái ngây thơ bị bọn buôn người bán vào một thôn hẻo lánh, ép làm vợ một lão già.


Nhiều lần trốn chạy, bí thư thôn dẫn cả làng bắt lại, lột quần áo, trói ba ngày đêm ở cây đa đầu làng, rồi bắt ông lão nhốt cô gái thoi thóp vào hầm tối.


Trong thôn có nhiều cô gái bị bắt về, từ đó cô không dám phản kháng nữa.


Cả làng đều mang ơn bí thư.


Mãi đến khi sinh được hai con, cô mới được thả ra khỏi hầm.


Cô nghĩ đời mình chỉ có thể như vậy, chỉ mong các con sau này được may mắn nên đặt tên chúng là Tâm Thư và Tâm Sướng.


Ông lão già yếu, sớm qua đời.


Cuộc sống tuy vất vả nhưng đứa trẻ có mẹ vẫn hạnh phúc.


Cô nhớ như in bài hát mẹ và chị gái thường dạy: "Hai đứa bé í a, gọi điện thoại í à... A á à lô, em đang ở đâu thế? Em đang ở nhà trẻ..."


Do những năm tháng tủi nhục, bệnh tật hành hạ, người mẹ đã qua đời khi đứa lớn mười lăm, đứa nhỏ mới sáu tuổi.


Chẳng ai nguyện ý giúp người chị nuôi em, chỉ có một thanh niên mồ côi đồng ý, thế là người chị lấy anh ta.


May mắn sau khi kết hôn, hai người sống hạnh phúc, còn có thêm một đứa con gái.


Dù đời cơ cực, người chị vẫn cố gắng cho em gái ăn học.


Người chị mong em mình có cuộc đời khác mình, hy vọng em tìm được ông bà ngoại, những người mà mẹ vẫn nhớ thương đến hơi thở cuối cùng.


“Chuyện sau đó cậu đã biết rồi.”


“Thế người em gái đổi danh tính thế nào?” Tôi hỏi.


“Khi người chị mất, người em đã học lớp 12.”


“Cô ấy hiểu chỉ có học giỏi mới thực hiện được ước nguyện của chị.”


“Vừa làm ở tiệm rửa chân, vừa tiếp tục đi học.”


“Chị Hồng chủ tiệm rất tốt bụng, nghe hoàn cảnh của người em liền nhận làm con nuôi để đổi giấy tờ.”


“Sao lại phải giả làm gái bán hoa?” Tôi lại hỏi.


Cô ta thanh lịch uống ngụm cà phê, rồi trả lời: “Khi người em biết ba người đó có thể làm ra chuyện nhục mạ thi thể như thế thì đã hiểu bản chất bọn họ nhất định là biến thái háo sắc.”


“Vì vậy gái điếm dễ tiếp cận chúng nhất.”


“Với kinh nghiệm ở tiệm rửa chân, diễn vai này dù không giống mười phần cũng chín phần rồi.”


“Dùng mạn đà la để tăng hưng phấn là quy tắc ngầm của nghề đó ở địa phương.”


“Những người đàn ông đến chỗ người em ở đều là để lấy rượu mạn đà la.”


“Tài nấu rượu của người em có thể nói là tuyệt kỹ.” Cô ta mỉm cười.


Tôi không nhịn được hỏi tiếp: “Dù là học sinh hay giáo viên, người em chỉ về thôn vào dịp hè, lẽ nào bao năm nay không ai nghi ngờ thân phận của cô?”


“Một ả gái điếm, có thể về quê cúng giỗ chị gái vào ngày giỗ hàng năm, anh nghĩ họ còn đòi hỏi gì thêm được nữa?”


“Anh xem người chị tốt biết bao.”


“Ngay cả chết cũng chọn thời điểm tốt nhất.”


“Tháng tám, không những không ảnh hưởng học hành công việc, còn là lúc hoa và hạt mạn đà la có tác dụng mạnh nhất, sớm một tháng không được, muộn một tháng cũng không xong.”


Tôi sững người một lúc, lại hỏi: “Người em đã tìm được ông bà ngoại chưa?”


“Tìm được rồi, trong vòng ba năm sau khi con gái mất tích, họ đau buồn quá độ nên đã lần lượt qua đời.” Giọng cô ta vẫn bình thản, nhưng gương mặt thoáng hiện lên nét bi thương kìm nén.


“Biết bí thư thôn già tự sát rồi chứ?” Tôi thật sự đã nghi vấn quá nhiều rồi.


Cô ta bình tĩnh đáp: “Nghe nói rồi. Sau khi tìm được ông bà ngoại, người em đã tự mình đến cảm ơn bí thư thôn.”


“Bí thư nói không thể trách ông ta, lúc đó xã hội coi việc mua vợ là bình thường.”


“Người em bảo không trách ông ta, còn cảm ơn ông ta nữa.”


“Nếu không nhờ thủ đoạn tàn nhẫn của ông ta lúc đó, đã không có hai chị em họ.”


“Người em chúc phúc và tin rằng một ngày nào đó, cháu gái ông ta cũng sẽ gặp được người tốt như ông ta.”


“Ông ta nhìn người em như nhìn quỷ dữ.”


“Buồn cười thật, rõ ràng người em không phải là quỷ.”


“Nghe nói không lâu sau, bí thư thôn đã tự sát.”


“Là thầy nói cho người em biết sao?”


Cô ta cười, không trả lời.


Tôi chỉ vào chữ "Chính" trên ốp điện thoại của cô ta: “Vậy, bí thư cộng thêm Triệu Vân Phong, chữ "Chính" này, đã đủ năm nét, không thiếu, đúng không?”


“Triệu Vân Phong chưa từng là một trong năm người.”


Nhớ lại lúc hỏi cô ta, cô ta nhấn mạnh vào chữ “một”, tôi không khỏi dựng tóc gáy một lần nữa: “Vậy người thứ năm là ai?”


Cô ta lại nhẹ nhàng cười, nói: “Đây, chỉ là một câu chuyện thôi.”


Tôi chắc chắn có người thứ năm đã chết, dù tôi không biết người đó là ai.


Rời khỏi quán cà phê, tôi liền gọi điện cho thầy.


Chuông reo rất lâu thầy mới nghe máy.


Trong âm thanh nền của cuộc gọi, loáng thoáng nhưng rõ ràng vang lên: “Chị Hồng, hai vị khách quý thanh toán.”


Tôi chợt nhớ đến câu mà thầy đã nói: Là người thi hành pháp luật, anh không thể lựa chọn; nhưng là con người, anh buộc phải lựa chọn.

 

- Hết -

Loading...