Mình có bán source code Suu Truyện và nhận code web app, phần mềm, website, .. Ai có hứng thú có thể liên hệ qua telegram: @devdark07

Mình có bán source code Suu Truyện và nhận code web app, phần mềm, website, .. Ai có hứng thú có thể liên hệ qua telegram: @devdark07

Bích Đào Tại Lân Gia

Chương 1



1.

Đậu Hoàng trong sân sủa ầm ĩ, rung lắc dây xích, ta bước ra mắng con chó ngốc này: “Mày sủa cái gì, Lý Đậu Hoàng!”

Lúc này ngoài cửa có người lớn tiếng hỏi: “Cố nương tử có nhà không?”

Ta lên tiếng đáp, bước chậm rãi ra mở cửa. Khi cánh cửa mở ra, ta giật mình. Ngoài của là ba tầng người trong ngoài đánh cồng chiêng, đốt pháo còn náo nhiệt hơn cả ngày ta thành thân.

Ta chống tay lên hông hỏi: “Các người đang làm gì vậy?”

Một nam nhân chen ra khỏi đám đông, mỉm cười với ta: “Nương tử hữu lễ, nương tử đại hỉ. Cố công tử đề tên bảng vàng, đã là cao trung Thám hoa lang. Đây là phúc khí của nương tử, cũng là phúc khí của Tấn Thành chúng ta. Tri phủ đại nhân phái ta đến đây để chúc mừng nương tử!”

Hắn ta đánh vào chiếc cồng một tiếng “bang”. Âm thanh đó khiến tim ta đập mạnh, ta ôm ngực hỏi: “Thám hoa lang là gì?”

Người đó nói: “Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa lang, là thiên hạ tài tử đệ nhất. Người ta nói đỗ được Tiến sĩ thì dễ, làm Thám hoa lang mới khó. Thám hoa lang không những học thức uyên thâm, mà tướng mạo còn phải tốt, đường hoàng, chính trực, trẻ trung phong lưu. Không phải là Cố công tử của chúng ta hay sao?”

Ta không khỏi vui mừng. Chàng ấy đẹp trai, hiểu biết, tuổi trẻ phong lưu, chàng quả thực là tướng công của ta. Ta lại hỏi: “Nếu chàng đã đỗ được Thám hoa lang thì sao?”

Hắn nói: “Thám hoa lang trong triều, buổi tối đã lên Quang Minh Điện, Cố công tử sau này một đường thăng quan, trở thành Thừa tướng, làm quan lớn, trở thành quan gia đại nhân!”

Tim ta lỡ nhịp, tướng công của ta có thể làm quan lớn, còn có thể làm Thừa tướng, còn ta sẽ là phu nhân nhà quan.

Mẫu thân ơi, con cũng có thể trúng được vận may lớn như vậy, mẫu thân ở trên trời có thể an nghỉ rồi. Ta không khỏi vui mừng, gương mặt tràn ngập nụ cười, ta lại càng nhớ tướng công hơn.

Ta nhớ lúc đầu ta chỉ muốn có một hài tử với chàng, ta sẽ nuôi nhi tử, rồi sau này nhi tử sẽ phụng dưỡng ta. Ta chưa bao giờ nghĩ mình còn có ngày này.

Năm đó, mẫu thân ta bệnh nặng nằm liệt giường, bà hỏi ta: “Con không có cha, không có huynh đệ, nếu ta mất thì con sẽ làm thế nào?”

Ta nói: “Nếu ngườ chet, con cũng đi theo người”.

Mẫu thân gõ vào đầu ta trong nước mắt, mắng ta là kẻ vô dụng. Bà nói: “Nữ nhi lớn rồi phải gả chồng. Con phải lấy một nam tử lương thiện, thương con, yêu con và không bắt nạt con”.

Ta hỏi bà: “Thế nào là người lương thiện?”

Mẫu thân nói: “Vương Tam bán thịt lợn cũng là người lương thiện.”

Ta không nói gì, mẫu thân lại nói: “Thôi nhị, làm nghề ép dầu, cũng là người thành thật.”

Ta vẫn không nói chuyện. Mẫu thân tức giận, mắng ta là đồ chet tiệt, còn muốn tìm người như thế nào.

Ta nói: “Hiểu biết chữ nghĩa, trong lòng thanh tịnh.”

Mẫu thân không nói gì, nhưng nước mắt đã chảy dài trên mặt, bà nói: “Tìm ai cũng được, nhưng không thể tìm người đọc sách.”

Ta hỏi tại sao?

Bà nói: “Kẻ đánh chó thường là phường trượng nghĩa, mà văn nhân thì lại bất trung.”

Ta không tin, cãi lại: “Họ đọc sách thánh nhân, trong lòng có lẽ phải. Lẽ nào lại không phải người lương thiện?”

Mẫu thân chỉ thở dài nói: “Văn nhân có gì tốt? Người cũng không thể mài ra mà ăn được, trong mắt chỉ thấy phong hoa tuyết nguyệt, không biết đến dầu muối củi gạo. Trong lòng chỉ có sách của thánh nhân, làm sao có thể che chở cho con?”

Ta nói: “Không sao cả, chàng ấy đọc sách, con thêu thùa, chàng chỉ cần quan tâm phong hoa tuyết nguyệt, con sẽ lo chuyện dầu muối củi gạo.”

Mẫu thân nói: “Vậy nếu tay con bị g//ãy, mắt con bị mù, nếu hắn đỗ đạt không cần con nữa. Con vẫn nghĩ như vậy sao?”

Ta nghĩ nghĩ rồi nói: “Chàng không cần con, thì con cũng không cần chàng. Con chỉ cần sinh được một hài tử, con nuôi nó, rồi nó sẽ báo đáp con.”

Mẫu thân hỏi: “Con định một mình sinh hài tử thế nào?”

Ta nói: “Con sẽ tìm một am ni cô và gửi vào đó chút tiền hương khói. Các ni cô lương thiện sẽ cho con một chỗ ở và chăm sóc khi con sinh nở.”

Ta nói thêm: “Đây là cách người đã sinh ra con.”

Mẫu thân khóc đến không thở nổi, bà tát ta một cái nặng nề và nói: “Ngươi muốn giống ta sao, đồ không nên thân!”

Mẫu thân khóc, ta cũng khóc.

Chỉ còn một hơi thở, mẫu thân lấy ra một chiếc khăn tay dưới gối, trong chiếc khăn tay có một chiếc trâm bạc.

Bà nói: “Tâm con cao bằng trời, mệnh lại mỏng manh như giấy, ta không quản được con, chỉ có thể chuẩn bị cho con một đường lui, để con có thể tìm văn nhân con muốn.”

Bà nắm chặt tay ta không chịu buông ra, bà cố gắng không nhắm mắt, nín thở nói: “Nếu con sống không tốt thì hãy đi tìm Trương Trung Đường.”

Trương Trung Đường là đại quan ở kinh thành, có lần ông được phái đến Tấn Thành tuần tra, khi đến đây ông ấy ngồi xe tám ngựa, theo sau là một đoàn người ngựa.

Khi đó, ta chen chúc ở đầu ngõ xem đoàn người náo nhiệt, mẫu thân còn nạt ta “Nhìn cái gì mà nhìn. Về nhà !”

Trương Trung Đường còn ở Tấn Thành, mẫu thân bắt ta ở yên trong nhà, không được đi đâu, còn ta thì chán nản, cơm cũng không muốn nuốt.

Có người gõ cửa, mẫu thân không ngẩng đầu lên, vẫn tiếp tục thêu. Ta ra mở cửa, một quan gia trông khá hung dữ hỏi ta, ngươi tên là gì, quê quán ở đâu đâu?

Ta đáp: “Nô gia tên Lý Bích Đào, người Tấn Thành.”

Quan gia lại hỏi vậy mẫu thân ta tên là gì và từ đâu đến.

Ta đáp: “Mẫu thân tên là Trương Tú Nương, bà cũng là người Tấn Thành.”

Quan gia đó lại hỏi: “Nhà ngươi có nam nhân nào không, làm gì để kiếm sống?”

Ta nói: “Phụ thân của nô gia mất sớm, lại không có huynh đệ, trong nhà không còn nam nhân nào cả. Hai mẹ con nô gia kiếm sống bằng nghề may vá.”

Quan gia cầm bức chân dung lên nhìn ta thật kỹ, sau đó nhìn mẫu thân, cuối cùng hỏi: “Ngươi có biết người nào tên Lý Thu Sương, nói giọng Mai Châu. Trông rất xinh đẹp, tính cách hung dữ, biết câu cá, giỏi bơi lội, tuổi khoảng chừng ba mươi sáu, ba mươi bày.”

Ta đáp ta chưa bao giờ biết người này.

Ta đóng cửa lại và nói với mẫu thân rằng cái tên Thu Sương nghe hay hơn Tú Nương.

Mẫu thân nạt: “Im đi, con nhóc chet tiệt.”

Ngày hôm sau, mấy người xung quanh đồn ầm lên rằng Trương Trung Đường là người trọng tình trọng nghĩa, ông phái người đi gõ cửa từng nhà để tìm một người đàn bà đánh cá, là thê tử kết tóc của ông.

Mẫu thân đáp: “Ây zô, vậy đúng là tốt hơn lão già chet tiệt của ta nhiều.”

Trương Trung Đường không tìm thấy ngư nữ đó nên đã hồi kinh. Ngay sau đó, mẫu thân ta bị bệnh rất nặng.

Bà đưa cho ta chiếc trâm bạc, nằm trên gối lẩm bẩm: “… Phi, đồ vô tình vô nghĩa, đồ quỷ tha ma bắt… lại còn câu cá, lại còn xinh đẹp…”

Sau đó bà nhắm mắt lại. Ta không còn mẫu thân nữa.

Khi bà mang thai ta, không thể đi đánh bắt cá được nữa, nên đành từ bỏ nghề đánh cá, học thêu thùa.

Mẫu thân cứ thế thêu thùa, may vá cho đến khi tóc bạc. Sau đó ta lớn, bà dạy ta thêu thùa.

Ta không đi tìm Trương Trung Đường, ta ở căn nhà ba gian mẫu thân để lại cho ta, nuôi một con chó đặt tên là Đậu Hoàng, cả ngày ngồi trong sân thêu thùa, thêu hà bao, thắt lưng, khăn tay để nuôi sống mình và Lý Đậu Hoàng.

Mỗi tháng ta sẽ ra ngoài ba lần, giao hà bao đến Thư Viện Nhai, thắt lưng đến Thiên Tiên Kiều và khăn tay cho Thủy Tinh Phường.

Ngày hôm đó ta xách một chiếc làn nhỏ ra ngoài và đi đến Thư Viện Nhai, bỗng dưng bị một người chặn lại.

Người đó trông rất kinh tởm, nở nụ cười lộ ra hàm răng vàng khè, giả vờ lịch sự hỏi ta: “Tiểu nương tử đi đâu thế?”

Ta cố nén sự ghê tởm đáp: “Thanh thiên bạch nhật, đại lộ triều thiên, ngươi quản ta đi đâu được sao?”

Hắn mỉm cười, nheo mắt lại: “Ồ, tính tình cũng lớn đấy.”

Ta vòng qua hắn định rời đi, nhưng hắn đã túm lấy tay áo ta, ép ta vào tường, nhìn từ trên xuống dưới, thậm chí còn chạm vào tay ta.

Tên khốn này. Ta kìm nén cơn tức giận, nghiến răng nghiến lợi nhìn chằm chằm vào đũng quần của hắn.

Mẫu thân nói nơi này là yếu điểm của nam nhân, nếu gặp phải kẻ lưu manh, nhất định phải đá hắn một cú mạnh nhất có thể.

Ta định nhấc chân định đá hắn một cái, nhưng có người đã đá hắn ra trước ta.

Gã lưu manh nằm trên mặt đất hét lên: “Tên nào dám đá bản gia gia!”

Một giọng nói dễ nghe uể oải nói: “Là gia gia ta đây.”

Ta ngước lên thì thấy vị gia gia này mặc một thân xanh lá, chậm rãi gấp chiếc quạt. Chàng có đôi lông mày đẹp, đôi mắt sáng và nụ cười nhàn nhạt.

Ta chỉ dám nhìn một cái. Tên lưu manh trên mặt đất đứng dậy nói: “Hay lắm Cố Lân, ngươi cứ đợi đấy!”

Thư sinh kia lại nói: “Còn chờ gì nữa? Không đến lạy gia gia đi?”

Tên khốn đó mặt đỏ bừng vì tức giận, vừa chạy vừa rên rỉ. Lúc đó thư sinh kia mới mỉm cười, nhìn ta khiến tim ta đập loạn xạ. Chàng hỏi ta: “Khiến cô nương hoảng sợ rồi?”

Ta cúi đầu, nhẹ giọng nói: “Cũng có một chút.”

Chàng an ủi nói: “Đừng sợ. Cô nương muốn đi đâu? Ta sẽ đưa cô đi.”

Ta nói: “Tiểu nữ đang đưa hà bao đến tiệm thêu. Ta muốn cảm ơn ân nhân đã giải vây, không biết đại danh của công tử là gì? Ta tên là Lý Bích Đào.”

Chàng cười lớn và nói: “ Ta họ Cố, tên Lân, tên tự là Hữu Lân.”

Ta cũng chẳng quan tâm tên tự của chàng, trước mặt ta gọi chàng là Cố công tử, trong lòng đã thầm gọi Cố lang quân.

Chàng nói sẽ đưa ta đến tiệm thêu, suốt dọc đường ta ôm giỏ cúi đầu, chậm rãi bước từng bước nhỏ, chàng thong thả chắp tay sau lưng, đi theo ta.

Vào mùa xuân tháng ba, đàn én bay theo cặp, bóng của chúng ta nối liền với nhau trên mặt đất, một người cúi đầu, một người chắp tay sau lưng.

Ta cảm thấy như có một con thỏ trong lồng ngực, nhảy lên mạnh đến mức không thể che giấu được.

Một người quen trên đường hỏi: “Bích Đào, ngươi tìm được lang quân này ở đâu vậy ?”

Ta đỏ mặt nóng nảy đáp: “Đây là ân nhân của ta, không phải là lang quân.”

Ta lén nhìn biểu cảm của chàng, thấy chàng cụp mắt xuống, nở nụ cười nhẹ. Đưa hà bao xong, ta phải về nhà, nhìn quanh góc phố không tìm được đường, chàng lại cất tiếng hỏi: “Nhà cô nương ở đâu?”

Ta cảm thấy có chút vui vẻ, có chút ngại ngùng nên nói: “Tiểu nữ sống ở phía Tây cầu Vạn Lý. Dọc đường có hoa đào màu hồng. Tại cây hoa đào cuối cùng là ngõ Yến Tử, nhà ta là căn thứ ba trong ngõ.”

Ta nhìn chàng chờ đợi. Chàng gật đầu nói: “Tại hạ cũng sống gần cầu Vạn Lý. Phía đông con sông có những cây liễu rủ. Dưới rặng liễu có một con hẻm tên là Thanh Y. Tại hạ sống ở đầu ngõ.”

Ta đọc thầm lại trong lòng. Chàng hỏi: “Cô nương nhớ chưa?”

Ta gật đầu: “Nhớ rồi.”

Chàng chỉ cười. Lúc đó ta mới phản ứng lại và thầm mắng mình thật mất hết thể diện. Chàng nói: “Chúng ta đều ở cầu Vạn Lý, sao không cùng nhau đi?”

Ta gật đầu với khuôn mặt đỏ bừng rồi chậm rãi đi theo chàng. Đi bộ không lâu, ta đã đến hẻm Thanh Y, ta định nói lời tạm biệt với chàng, nhưng chân ta lại không muốn rời.

Ta đứng trước lối vào ngõ của chàng, bối rối không biết phải làm sao. Chàng ấy nhìn ta rồi lại nhìn sang bên kia cầu, chàng nói: “Bên kia phong cảnh hữu tình, qua cầu ngắm hoa kể ra cũng vừa hay.”

Ta bình tĩnh lại, cùng chàng ấy chậm rãi tản bộ. Con đường rất ngắn và ta nghe thấy Đậu Hoàng đang sủa.

Ta cảm thấy có chút buồn bã, chỉ vào cửa nhà nói với chàng: “Đây là nhà của tiểu nữ, tiếng sủa đó là con chó ta nuôi, nó tên là Lý Đậu Hoàng, trong nhà ta chỉ có bằng ấy người.”

Chàng gật đầu, khẽ mỉm cười, chào tạm biệt rồi quay người rời đi nhưng ta vội ngăn lại.

Ta nói: “Đa tạ tướng công đã đưa nô về. Lai nhi bất vãng phi lễ dã*. Để tiểu nữ tiễn công tử về.”

{* Ý chỉ người ta làm cho mình, mà mình không đáp lại là mất lịch sự.}

Chàng sửng sốt một chút, nụ cười trong giây lát trở nên tươi đẹp, hoa đào tàn dần, chàng hỏi: “Vậy sau đó tại hạ lại đưa cô nương về nhà sao?”

Chương tiếp
Loading...