Thông báo
🔥SUU TRUYEN ĐÃ HOẠT ĐỘNG TRỞ LẠI. CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI WEBSITE ĐỌC TRUYỆN CHỮ HÀNG ĐẦU.🔥
- Nếu bạn muốn sở hữu 1 website đọc truyện chữ như Suu Truyện thì hãy liên hệ telegram @devdark07. Hoặc qua mail: devdark383@gmail.com

Chị dâu hổ cái - Chương 1

Cập nhật lúc: 2025-05-14 15:12:59
Lượt xem: 385

Lần đầu tiên tôi thấy chị dâu cả nổi đóa là vào đêm Giao thừa năm chị mới về làm dâu.

 

Chị và anh tôi quen nhau qua mai mối. Quen nhau được nửa năm, mẹ tôi liền giục cưới cho xong trước Tết.

 

Mọi người cứ tưởng mẹ tôi rất ưng chị dâu nên mới sốt sắng cưới vội như thế. Chỉ có người nhà chúng tôi là biết rõ như lòng bàn tay.

 

Thật ra, mẹ tôi chỉ muốn tiết kiệm tiền quà cáp mà anh tôi phải mang sang nhà vợ vào dịp lễ Tết. Nguyên văn bà nói là:



"Cảm thấy hợp thì làm giấy đăng ký rồi cưới đi cho xong! Cứ yêu đương cái nỗi gì? Mỗi lần lễ Tết phải sang nhà người ta, chẳng lẽ tay không mà đi?"



Chị dâu về nhà tôi ngày 21 tháng Chạp. Đến 23 tháng Chạp, mẹ tôi đã bắt đầu “ra quy củ”.



Sau bữa trưa, tôi vừa đứng dậy định dọn bát đũa thì mẹ tôi kéo tôi lại, cười tủm tỉm nhìn chị dâu:

"Xứng Tâm à, con đi dọn bát đũa đi nhé."



Cả nhà đang rôm rả nói chuyện lập tức im bặt.



Theo phong tục quê tôi, con dâu mới về chỉ bắt đầu làm việc sau Tết.



Chị dâu hơi sững người, nhưng không nói gì, đứng dậy bắt đầu dọn dẹp.



Cả nhà đều ngồi, để nàng dâu mới làm hết, tôi thấy không yên tâm, bèn bê một chồng đĩa vào bếp.



Mẹ tôi lập tức sầm mặt lại, chỉ vào tôi mà mắng:

"Trần Nguyệt Minh! Bình thường bảo mày làm việc, mày còn lười hơn rắn! Hôm nay bị sao vậy? Mau ngồi xuống cho tao!"



Hiểu mẹ không ai bằng con, tôi biết rõ bà đang cố tình "giec gà dọa khỉ".



Chị dâu thản nhiên ném cái khăn lau xuống, cười khẩy một tiếng, giật lấy đống đĩa trong tay tôi:

"Nguyệt Minh, em ngồi đi, việc này không đến lượt em."



Từ hôm đó trở đi, mẹ tôi đi đường còn có gió theo sau. Theo lời bà, thì là "dạy dỗ được con dâu rồi".



Đêm Giao thừa, tôi phụ mẹ và chị dâu nấu một bàn ăn thịnh soạn.



Ba người đàn ông trong nhà ngồi vào bàn trước. Mẹ tôi cũng ngồi xuống và gọi tôi:

"Nguyệt Minh, lại đây ăn đi con."



Tôi nhìn sang chị dâu:

"Chị, cùng ăn thôi!"



Chị đứng ở cửa, chiếc áo len đỏ bên trong tạp dề đỏ rực như lửa, nhưng sắc mặt thì lạnh như băng.



Mẹ tôi nói:

"Chị dâu con còn phải nấu bánh chẻo."



Không biết tôi có nghe nhầm không, mà hình như chị dâu cười nhạt một tiếng.



Bố và mấy anh em tôi vừa ăn vừa nói chuyện rôm rả về kế hoạch năm mới. Mẹ tôi thỉnh thoảng góp chuyện vào.

 

Cả nhà dường như rất vui vẻ.

 

Chỉ có tôi là ngồi không yên, nhai một miếng mà cả nửa ngày vẫn không nuốt nổi.



Đúng lúc đó, bố tôi đang nói đến chuyện cưới vợ cho anh hai, mẹ tôi chợt lên tiếng:

"Đừng lo, nếu cưới vợ thì cưới, tiền sính lễ và của hồi môn của chị dâu con đủ dùng rồi. Cả nhà với nhau, có phải người ngoài đâu."



"Mơ mộng hão huyền à?! Đến lúc ăn uống, làm việc thì tôi là người ngoài. Tới lúc xài tiền thì lại nhớ tôi là người nhà?"



Chị dâu đột nhiên xông tới, một tay lật tung bàn ăn:

"Ăn ăn ăn! Ăn cái gì mà ăn! Ăn cức đi!"

 

Cả nhà còn chưa kịp phản ứng thì chị đã chộp lấy cây sắt chọc than, nhắm vào tivi mà nện.

 

"Bốp!" – một cú đ á n h mạnh, màn hình tivi vỡ toác, hiện lên từng vết nứt như hoa băng trên cửa sổ, nhưng âm thanh từ chương trình Giao thừa vẫn vang lên vui vẻ trong không khí – trớ trêu đến kỳ lạ.



Sắc mặt bố tôi đen như mực, quay sang nhìn anh tôi.



Anh tôi mặt đầy tức giận, nhào tới định đ á n h chị dâu.



Chị né người nhanh như cá, lao ra ngoài sân, ngồi phịch xuống đất mà gào khóc.



Ngoài đường đang có nhiều người đốt pháo, chỉ trong chốc lát đã vây lại một đám đông.



Chị dâu vừa đập đùi vừa khóc kể nỗi khổ làm dâu.



Một bác gái hàng xóm không nhịn được:

"Ai lại bắt cô dâu mới về làm việc sớm thế chứ? Thời đại nào rồi mà còn không cho con dâu ngồi ăn cơm?"



Một bác khác hậm hực tiếp lời:

"Hừ! Tôi còn chẳng đem hết tiền sính lễ về! Sợ người ta ngứa mắt đấy!"



"Người ta không chỉ mang sính lễ về đâu, nghe nói nhà gái còn cho kèm cả chục ngàn tiền mặt đó!"



Anh tôi chen qua đám đông, hét:

"Mọi người tránh ra! Cái con đàn bà chanh chua này đập luôn cái tivi cưới của tôi! Để xem tôi có đ á n h chec nó không!"



"Đại Dũng, có gì từ từ nói!" – bác gái hàng xóm ngăn lại.



"Bác tránh ra đi! Hôm nay mà tôi không dạy cho cái con phá của này một trận, tôi không phải họ Trần nữa!"



Đêm Giao thừa năm đó, vở kịch trong nhà tôi còn náo nhiệt hơn cả chương trình Xuân trên tivi.

 

Chị dâu khóc lóc van nài một anh có xe máy đưa chị về nhà mẹ đẻ, cách mười mấy dặm, ngay trong đêm.



Nhà ngoại lập tức gửi lời: nếu ba mẹ tôi không đích thân đến xin lỗi, họ sẽ không cho chị dâu quay lại, cứ thế ly hôn cho xong.



Ban đầu, mẹ tôi còn cứng giọng lắm:

"Con gái gả đi rồi thì không thể ăn Tết ở nhà mẹ đẻ! Cứ chờ đi, chưa sáng mai nó sẽ tự biết điều mà lóc cóc quay lại thôi!"



Ai ngờ, đến chiều mùng Một, mặt trời lặn mất hút rồi, mà vẫn chẳng thấy bóng dáng chị dâu đâu.



Thêm hai ngày nữa trôi qua, cuối cùng anh tôi không nhịn nổi:

"Mẹ ơi, lỡ cô ấy thật sự không về nữa thì làm sao?"



Bố tôi cứ rít thuốc liên tục, từng điếu nối liền điếu.



Mẹ tôi gắt lên:

"Gấp cái gì? Không có tí kiên nhẫn nào! Mày là đàn ông hay là gì? Chưa từng thấy đàn bà à?"



Mồm thì nói cứng, nhưng bố mẹ tôi vẫn sợ mất trắng tiền sính lễ và tiền đãi tiệc, đành ngậm ngùi dẫn anh tôi sang nhà vợ, hạ mình rước chị về.



Về đến nhà, mẹ tôi vẫn chưa nuốt trôi cục tức, bèn lén lút ch.ửi sau lưng chị dâu:



"Đúng là cha mẹ nào con nấy! Nhìn cái cách nhà nó hành xử mà xem! Có mấy đồng tiền hồi môn là ghê gớm lắm hả? Phì! Con gái gả rồi mà Tết nhất còn bám riết ở nhà mẹ đẻ, không có tí nề nếp gì hết! Trần Nguyệt Minh! Sau này mày mà lấy chồng, phải biết điều đấy! Nếu mày mà dám học theo con đàn bà đanh đá này mà gây chuyện, tao đ.ánh gãy chân chó của mày cho biết!"




Tôi giật bắn cả người.



Tự nhiên đang yên đang lành, tôi có làm gì đâu? Sao lại đổ hết lên đầu tôi?



Chị dâu vén rèm từ ngoài bước vào, nhìn mẹ tôi rồi nói:

"Mẹ, giỏi thì nhắm thẳng vào con mà nói! Lôi Nguyệt Minh vào làm gì?"



Mẹ tôi hất hàm, cổ cứng như đá:

"Nó là con ruột của tôi, tôi nói vài câu thì sao? Có đ.ánh vài cái cũng là chuyện bình thường! Cô quản được chắc?"



Nói rồi, bà vung tay tát nhẹ vào lưng tôi một cái.



Chị dâu nhíu mày, kéo tay tôi nói:

"Đi, qua phòng chị chơi."



Chiếc tivi màu mới bị đập tan, mẹ tôi giờ chỉ còn biết ngồi canh cái tivi đen trắng cũ kỹ. Nghe chị dâu nói vậy, bà liếc mắt khỏi màn hình, trừng tôi một cái như muốn thiêu cháy.



Tôi vội vàng rút tay khỏi tay chị dâu, đứng yên nói nhỏ:

"Em không đi đâu."



Chị dâu bất lực lắc đầu bỏ đi.



Chờ chị đi xa, mẹ tôi liền nói với tôi:

"Thấy chưa? Nó đang chia rẽ tình cảm nhà mình đấy! Nếu mày mà dám theo nó thì… hừm!"



Tôi cảm thấy rất tủi thân.



Chị dâu nói hoàn toàn là sự thật mà…

 

Từ sau chuyện đó, cả nhà tôi không ai dám động đến chị dâu nữa.



Khi vui thì chị chủ động làm việc nhà, không vui thì ăn xong bỏ đũa đứng dậy đi luôn. Mẹ tôi tức đến nghiến răng, nhưng trước mặt lại không dám nói một lời, chỉ dám trốn sau lưng chửi chị là “đàn bà đanh đá”.



Tiếng tăm "hổ cái" của chị dâu cũng sớm lan khắp làng, ai cũng kiêng nể mà giữ khoảng cách.



Bà hàng xóm lén nói với tôi:

“Nguyệt Minh à, đừng có dại mà chen vào chuyện giữa mẹ cháu với chị dâu, không thì cháu khó mà nhìn mặt người trong nhà lắm.”



Tôi ngoan ngoãn gật đầu.



Thoắt cái, kỳ thi vào cấp ba đến.



Khi có kết quả, tôi bất ngờ đậu vào một trường trọng điểm trong khu, cô chủ nhiệm nói chỉ cần tôi nỗ lực vài năm là hoàn toàn có cơ hội thi đại học.



Nhưng bố mẹ tôi lại cho rằng con gái sớm muộn cũng là người nhà khác, học hành nhiều làm gì, chi bằng theo em trai tôi vào Nam làm công nhân luôn cho xong.



Tôi lớn lên ở nông thôn, cuộc sống lặp đi lặp lại khiến tôi sợ hãi.



Tôi muốn bước ra ngoài, sống một cuộc đời khác.



Mẹ tôi vừa dụ dỗ vừa thuyết phục:

“Đi làm công nhân ở miền Nam chẳng tốt hơn à? Ở đó giàu, mở mang đầu óc. Biết đâu lại gặp được ông chủ nhỏ mà yêu thương mày.”



Từ khi chị Linh Hoa trong làng đi làm xa được ông chủ nhỏ để ý rồi kết hôn, đổi đời, ai cũng lấy chị làm hình mẫu.



Cha mẹ thì mong con gái cưới được chồng giàu, để cả nhà được ăn sung mặc sướng.



Con gái thì âm thầm hi vọng đổi đời qua hôn nhân.



Nhưng tôi thì không muốn như thế.



Tôi năn nỉ mẹ:

“Mẹ ơi, mẹ cho con đi học, sau này con đi làm sẽ báo hiếu ba mẹ mà! Dựa vào người khác sao bằng tự mình cố gắng chứ?”



Mẹ tôi chỉ nói một câu:

“Anh cảbmày cưới vợ đã vét sạch tiền trong nhà rồi. Anh hai mày thì cũng tới tuổi dựng vợ gả chồng. Chúng mày là anh em ruột, lẽ nào mày muốn nhìn nó ế cả đời?”



Khoảnh khắc đó, tôi chợt thấy nếu mình cứ khăng khăng đòi học tiếp thì chẳng còn mặt mũi nào nhìn anh trai nữa.



Mấy ngày liền, tôi như cây non gặp sương, ủ rũ không còn sức sống. Ngoài ăn, ngủ và làm đồng, tôi chẳng nói câu nào.



Đêm đến, tôi ngồi một mình, lặng lẽ khóc bên giấy báo nhập học.

 

Còn đúng một tuần là đến ngày nhập học, chị dâu đột ngột gọi tôi vào phòng chị.

 

“Nguyệt Minh, nếu bố mẹ không cho mày học, thì để chị lo. Nhưng nói trước, anh em thì cũng phải rõ ràng, mày tiêu bao nhiêu tiền, chị sẽ ghi sổ từng đồng. Mày cũng có thể ghi lại. Sau này đi làm rồi trả lại chị. Sao? Đồng ý thì chị đưa tiền.”



Tôi bật khóc, chỉ biết gật đầu lia lịa, không thốt được lời nào.



Chị dúi hai tờ 100 tệ vào tay tôi, rồi bất ngờ bật cười:

“Tiền sinh hoạt chị không lo nhé, mày còn bố mẹ, đến lượt chị lo chắc?”



Tôi ngượng ngùng cười.



“Nguyệt Minh, sau này phải học cách mạnh mẽ hơn, chứ tính mày hiền quá, thiệt thòi lắm.”



Anh tôi ngồi bên giường hừ lạnh một tiếng.



Khi tôi ra đến cửa, còn nghe anh nói nhỏ:

“Lưu Xứng Tâm, cô tưởng mình vĩ đại lắm à? Tưởng đang làm việc tốt? Hừ, tôi nói trước, mẹ tôi nhất định sẽ ghét cô vì dám chõ mũi vào việc không phải của mình!”

Loading...