Thông báo
🔥SUU TRUYEN ĐÃ HOẠT ĐỘNG TRỞ LẠI. CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI WEBSITE ĐỌC TRUYỆN CHỮ HÀNG ĐẦU.🔥
- Nếu bạn muốn sở hữu 1 website đọc truyện chữ như Suu Truyện thì hãy liên hệ telegram @devdark07. Hoặc qua mail: devdark383@gmail.com

Chị dâu hổ cái - Chương 3

Cập nhật lúc: 2025-05-14 15:12:59
Lượt xem: 385

Trong trận chiến đó, cả hai bên đều "dính đòn".

 

Mẹ tôi bị giật mất một mảng tóc lớn, còn chị dâu thì bị mẹ tôi cào cho mấy vết xước rướm máu.

 

Suốt một thời gian dài sau đó, chuyện này trở thành đề tài bàn tán sau bữa ăn của người trong làng – trọng tâm là về cuộc đối đầu giữa hai thế hệ "hổ cái" nhà họ Trần.

 

Dù việc đ.ánh nhau nơi công cộng không mấy hay ho, nhưng sau chuyện đó, dân làng ai cũng giơ ngón cái với chị dâu.

 

Vì một cô em dâu mới quen không lâu, lại sắp bỏ đi, mà dám đắc tội với cả nhà chồng mình – hỏi thử, có mấy ai làm được?

 

Dù sao, chị ấy vẫn phải sống trong làng mà.

 

Cuối cùng, mẹ tôi thay mặt anh tôi một lần chi trả tiền cấp dưỡng cho đứa bé là 10.000 tệ, hai bên ký tên đóng dấu, mời trưởng thôn và cán bộ phụ nữ đến làm chứng.

 

Ngày Na Na rời đi, tôi và chị dâu đưa mẹ con cô ấy đến tận ga tàu.

 

Trước khi chia tay, chị dâu hỏi Na Na: “Em nói xem, để lại đứa bé rồi tự mình bắt đầu lại chẳng tốt hơn sao? Một mình bế theo đứa nhỏ thế này, biết sống sao đây?”

 

“Chị dâu, em biết chị nghĩ cho em. Nhưng em còn ở đây, họ đã đối xử với con bé như vậy, nếu em không còn ở bên, liệu họ có tốt với nó không? Em… bản thân em cũng từng…”

 

Nước mắt Na Na rơi lã chã xuống đứa trẻ đang nằm trong tã.

 

Đứa bé mới bốn tháng tuổi, nhìn mà chẳng lớn hơn con mèo là bao.

 

Chị dâu xoa tay đứa trẻ: “Na Na, chị không định dọa em, nhưng đường sau này sẽ rất khó đi. Chị chỉ giúp được em đến đây thôi. Sau này nếu có tìm người nữa thì phải nhìn kỹ vào. Haiz, mồm đàn ông đúng là mồm lừa đảo! Em đừng để bị lừa nữa nhé!”

 

Chúng tôi tiễn Na Na lên tàu, lúc chia tay, chị dâu lén nhét mấy tờ tiền đỏ vào túi áo Na Na, thì thầm dặn: “Giấu kỹ nhé! Đừng để bị trộm mất!”




Năm đó, tôi đỗ vào một trường đại học trọng điểm trong tỉnh.

 

Chị dâu nói vẫn có thể tiếp tục hỗ trợ tôi.

 

Tôi đùa: “Nợ nhiều áp lực quá.”

 

Nhưng cuộc sống của ai dễ dàng chứ? Tôi không thể tiếp tục là gánh nặng của họ nữa.

 

Tôi quyết định làm thủ tục vay vốn học tập, tự trang trải chi phí đại học.

 

Mùa đông năm ấy, hội phụ nữ trong làng bầu cử lại, chị dâu trúng cử với số phiếu vượt trội.

 

Bên ngoài hội trường, người ta bàn tán xôn xao. Không ai phù hợp làm chỗ dựa cho chị em phụ nữ hơn chị ấy.

 

Số phiếu phản đối đều đến từ vài người trung niên, cao tuổi có tư tưởng bảo thủ.

 

Tôi về nhà nghỉ đông thì đúng lúc nghe tin vui này.

 

“Chị dâu, sau này chị phải gánh vác trọng trách lớn đấy, có lo không?” – tôi hỏi.

 

Chị cười hề hề: “Binh đến tướng chặn, nước đến đất ngăn, sợ gì!”

 

“Nhưng mà nói thật nhé, chị dâu, chị cũng phải học chính sách tử tế vào, chuyện này không giống chuyện trong nhà.”

 

Sau đó, tôi bận tối mắt: ngoài việc học thì làm gia sư kiếm học phí, sinh hoạt phí.

 

Hồi đó, nhà dân chưa ai có điện thoại bàn, liên lạc rất bất tiện, nên tôi thường mấy tháng liền không gọi về nhà.

 

Đến khi nghe chuyện của chị dâu, là lúc tôi về nghỉ hè năm nhất.

 

Chị ra mắt, “đốt lửa” đầu tiên nhắm vào Trần Đại Trụ – kẻ thường xuyên bao hanh vợ con.

 

Tôi vừa tò mò vừa lo: “Chị dâu, chị xử lý thế nào thế?”

 

Vì chuyện Trần Đại Trụ đ.ánh vợ con đâu phải mới, đã nhiều lần đưa ra ủy ban làng, cuối cùng đều bị dẹp yên.

 

Trong mắt nhiều người dân, đánh vợ con chỉ là chuyện trong nhà, người ngoài không can thiệp được.

 

Hơn nữa, một cán bộ phụ nữ cơ sở không có quyền thực thi pháp luật, chị ấy có thể làm được gì?

 

Chị dâu cười: “Cần ghi thì ghi đúng sự thật, cần dạy thì dạy, cần răn thì răn.”

 

“Sao răn? Sao dạy?” Tôi càng tò mò.

 

“Chị gọi Trần Đại Trụ ra riêng, hỏi hắn: mày giờ khỏe mạnh mà ức hiếp vợ con, sau này già yếu tụi nó có quay lại xử mày không? Rồi chị cũng ngầm nhắc vợ hắn: hổ cũng có lúc ngủ quên, biết đâu lúc hắn ngủ…”

 

Tôi nhịn không được nhắc: “Chị dâu, thế là không đúng, ở vị trí này thì nên dạy họ dùng pháp luật để bảo vệ bản thân chứ!”

 

Chị hừ một tiếng: “Ai cũng nói đ.ánh vợ con là chuyện nhà, ai quản? Cảnh sát quản cũng đâu đi theo 24/7? Cuối cùng, vẫn phải tự mình đứng lên. Nếu không đủ gan, thì gọi cả nhà ngoại tới đánh hắn!”

 

Rồi chị lại cười tinh ranh: “Yên tâm, chị không nói rõ đâu, chỉ gợi ý chút thôi.”

 

Tôi thở phào, rồi nghĩ đến những lời mẹ từng mắng tôi, cảm thấy chán nản: “Nói thì dễ, nhưng không phải ai cũng có nhà ngoại để dựa vào.”

 

Chị dâu sững lại, rồi thở dài: “Dựa núi, núi đổ; dựa người, người chạy. Cuối cùng chỉ có thể dựa vào bản thân.”

 

Một lát sau, chị nhìn tôi rất nghiêm túc: “Nhưng em yên tâm, Nguyệt Minh, người khác thế nào chị không biết, chứ chị và anh em chắc chắn sẽ luôn ủng hộ em vô điều kiện!”

 

Hai năm sau khi cưới, quả thật anh tôi đã bị chị dâu ảnh hưởng không ít. Đối mặt với những trò vô lý của mẹ tôi, cuối cùng anh cũng không còn chỉ biết răm rắp nghe theo nữa.

 

Mắt tôi hơi ướt, định mở miệng thì chị bỗng trầm xuống: “Chị họ chị bị chồng đ.ánh đến chec. Lúc bị đ.ánh kêu cứu nhà ngoại chẳng ai giúp. Đến khi chec rồi, nhà ngoại mới nổi đóa. Cuối cùng, một mạng người đổi lấy mười vạn tệ. Mà chị ấy khi chec còn chưa tới ba mươi tuổi.”

 

Tôi dường như hiểu ra vì sao chị lại mạnh mẽ đến vậy.

 

Sự cứng rắn ấy chính là bộ giáp, để bảo vệ nội tâm mềm yếu của chị.

 

Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi ở lại làm việc tại tỉnh lỵ.

 

Sau khi ổn định, việc đầu tiên tôi làm là đón cháu gái – bé Khả Nhi – lên ở cùng để đi học.

 

Mẹ tôi mắng tôi là không có lương tâm, có tiền mà không hiếu kính cha mẹ, lại còn đi nuôi giúp anh cả và chị dâu.

 

Bà còn nói:

“Trần Nguyệt Minh, con phải đối xử công bằng. Con giúp anh cả nuôi Khả Nhi thì cũng nên giúp anh hai con nuôi một đứa mới phải. Nếu không, anh hai con sẽ thấy con thiên vị. Sau này nếu con bị nhà chồng ứ c h i ế p, nó cũng chẳng thèm bênh con đâu.”

 

Tôi biết bà muốn tôi chu cấp cho nhà anh hai. Tôi cũng biết số tiền tôi gửi về để hiếu kính bố mẹ, thực ra bà đều lén chuyển cho nhà anh hai.

 

Thế nên, mỗi lần về quê, tôi chỉ mua một ít đồ dùng thiết thực, chứ không đưa tiền mặt nữa.

 

Nhưng tôi không ngờ, bà lại có thể ngang nhiên chỉ trích tôi thiên vị như vậy.

 

Từ sau khi Na Na đưa con rời đi, anh hai tôi lại tái hôn.

 

Lần này thì có đăng ký kết hôn đàng hoàng, nhưng hai vợ chồng lại ra ngoài làm công, để lại hai đứa con cho bố mẹ tôi trông nom, chẳng mấy khi hỏi han.

 

Còn tiền sinh hoạt? Mẹ tôi ngại không dám hỏi.

 

Bố tôi thì có lần không nhịn được mà nói, nhưng lập tức bị em trai tôi gạt phăng:

 

“Tiền sính lễ con tiết kiệm được chẳng đủ nuôi con à? Với lại, nhà mới của con bị anh cả chiếm mất rồi, bố mẹ phải đền cho con chứ!”

 

Bố mẹ tôi không dám nói gì nữa.

 

Thật ra trong lòng ai cũng rõ ràng.

 

Trước khi cưới, anh cả tôi đưa hết tiền mình kiếm được cho mẹ tôi giữ, còn em trai thì chưa từng đưa một đồng nào về nhà.

 

Anh cả làm nghề hàn điện, kiếm được không ít tiền – không chỉ đủ cho sính lễ và tiệc cưới, mà ngay cả mấy căn nhà mới cũng là anh ấy vừa bỏ tiền vừa góp công xây dựng.

 

Chính vì vậy, khi biết rõ sự thật, chị dâu mới cảm thấy bất công với chồng mình. Chị ấy chiếm nhà mới mà không thấy có lỗi gì cả.

 

“Mẹ bảo con phải đối xử công bằng ư?” – Tôi phản bác, rồi lạnh nhạt nói:

“Không cần mẹ lo. Con không cần ai bênh vực.”

 

“Cái kiểu yếu đuối như mày, không sợ sau này bị nhà chồng bat nat  à?”

 

Tôi không đáp lại.

 

Thật ra, tôi vốn chẳng có ý định kết hôn.

 

Chỉ là sợ mẹ làm ầm lên nên tôi giấu kín trong lòng, không để lộ chút nào.

 

Dù sao, nếu không cưới, mẹ tôi sẽ mất một khoản tiền sính lễ kha khá mà.

 

Có lần, chị dâu lên thành phố thăm Khả Nhi, bỗng hào hứng lấy ra một bức thư đưa cho tôi xem.

 

Là thư của Na Na.

 

Tuy nét chữ nguệch ngoạc, sai chính tả khá nhiều, nhưng sự biết ơn chân thành lại hiện lên rõ ràng trong từng câu chữ.

 

Cô ấy nói trước tiên rằng, hai năm trước đã tái hôn. Người chồng mới lớn hơn cô mười tuổi, nhưng tính tình tốt, đối xử với cô và con gái rất tử tế.

 

Na Na cũng giải thích, thật ra cô ấy đã muốn liên lạc với chị dâu từ lâu để báo tin mình bình an, nhưng vì chưa ổn định nên không muốn làm chị dâu lo lắng thêm, vì thế mới chậm trễ viết thư.

 

Nhưng điều khiến tôi sốc nhất lại là câu cuối thư:

"Chị biết tại sao em nhất định phải đem con đi không? Đêm đó, em nghe thấy bà ta nói, đợi em đi rồi, họ sẽ bán con bé đi! Bảo rằng như vậy có thể bù lại số tiền tổ chức tiệc cưới bị lỗ."

 

Tôi và chị dâu nhìn nhau trân trối.

 

Biết mẹ tôi lý lẽ ngang ngược, trọng nam khinh nữ, nhưng tôi thật không ngờ, bà lại dám đem chính cháu gái ruột của mình đi bán để lấy tiền!

 

Bảo sao lúc đó, bất kể hàng xóm hay chị dâu khuyên bảo bao nhiêu lần rằng một mình nuôi con sẽ rất cực khổ, Na Na vẫn nhất quyết ôm con rời đi.

 

Từ đó về sau, mỗi lần nghĩ đến mẹ, trong lòng tôi đều dâng lên một cảm giác buồn bực khó nói, gần như không còn muốn về thăm nhà nữa. Những gì cần gửi cho bố mẹ, tôi đều mua qua mạng rồi chuyển thẳng về quê.

 

Hai năm sau khi tốt nghiệp, có một lần chị dâu nửa đùa nửa thật hỏi:

“Nguyệt Minh à, bao giờ thì đón về một chú rể nhỏ cho Khả Nhi đây?”

 

Chị sợ việc tôi nuôi cháu gái sẽ ảnh hưởng đến chuyện tình cảm của tôi.

 

Tôi mỉm cười nhàn nhạt:

“Đừng đợi nữa, em vốn không định kết hôn.”

 

Chị dâu cuống lên:

“Sao thế? Có phải vì nuôi Khả Nhi mà áp lực quá không? Em sớm đã trả hết tiền cho chị rồi, đâu cần thấy áy náy gì nữa.”

 

“Tất cả đều không liên quan. Em chỉ đơn giản thấy sống một mình cũng rất ổn.”

 

Tôi nói thật lòng. Nhìn hai người anh và bao nhiêu cuộc hôn nhân xung quanh, tôi chưa từng thấy kết hôn là một điều gì đó đáng mong đợi.

 

Tôi hỏi ngược lại:

“Chị dâu, chị cảm thấy hạnh phúc không?”

 

Chị sững người, rồi bật cười:

“Hạnh phúc à? Cũng tạm thôi. Được ăn thì ăn, được ngủ thì ngủ, gặp ai khó chịu thì cứ thẳng mặt mà đáp trả, mặc kệ họ là ai! Sống trên đời mà, phải sống thật phong khoáng một lần chứ. À, mà em chưa biết đâu, Nguyệt Minh à, nhóm tương trợ của tụi chị lại có thêm thành viên mới rồi đấy!”

 

Làm cán bộ phụ nữ được hai năm, chị dâu thấy bị ràng buộc quá nên nghỉ luôn.

 

Sau đó, cùng với hơn chục chị em nhiệt huyết khác, họ thành lập một nhóm phụ nữ tương trợ do chị dâu đứng đầu.

 

Tôn chỉ của nhóm là: huy động mọi nguồn lực có thể, để giúp đỡ phụ nữ và trẻ em gặp khó khăn một cách tối đa.

 

Từ khi thành lập đến nay, nhóm đã nhận được sự ủng hộ và hoan nghênh nhiệt tình từ nhiều phụ nữ trong làng.

 

Nhìn nụ cười rạng rỡ của chị, tôi bỗng nhớ đến một câu:

“Trong tim có mãnh hổ, vẫn có thể cúi đầu ngửi hoa hồng.”

 

Lương thiện không có nghĩa là yếu đuối.

 

Hung dữ cũng chưa chắc là tàn bạo.

 

Tôi lặng lẽ nhìn chị, thầm nói trong lòng:

Chị dâu, em sẽ mãi mãi là người ủng hộ kiên định nhất của chị!

 

HẾT

Loading...