Chiếc Bánh Ngàn Lớp Và Trái Tim Tôi - Chương 1
Cập nhật lúc: 2025-05-14 15:12:59
Lượt xem: 385
1
Vào ngày tôi chào đời, mẹ đã muốn bóp chếc tôi.
Người ta kể lại, lúc ấy bà còn rất yếu, vậy mà đột nhiên nổi điên, cố dùng hết sức để bóp cổ đứa bé chưa đầy năm phút tuổi—là tôi.
Nhưng bà không thành công.
Vì khi sinh tôi, mẹ vẫn còn bị khóa bằng dây xích sắt.
Chính bà nội là người đã cứu tôi.
Bà nói, giết một đứa con gái sơ sinh thì phí quá.
Nuôi thêm vài năm, cho ăn qua loa vài bữa cơm, cũng coi như có thêm một đứa người hầu không công trong nhà.
Lớn thêm chút nữa, biết đâu còn có thể bán lấy một khoản kha khá.
Từ sau khi sinh tôi, mẹ như hóa điên, liên tục tìm cách bỏ trốn.
Nhưng lần nào cũng bị bắt lại, chưa bao giờ thoát được.
Cho đến khi mẹ sinh em trai tôi, vài năm sau đó, số lần bà phát bệnh đột ngột cũng thưa dần.
Ai nấy đều nghĩ—bệnh của bà chắc đã đỡ.
Nhưng rồi, vào đêm giao thừa năm tôi mười một tuổi, chuyện kinh hoàng đã xảy ra.
Đêm đó… là một ký ức tôi vĩnh viễn không thể quên.
Bên ngoài pháo hoa rợp trời, tiếng pháo nổ vang vọng tiễn đưa năm cũ.
Mẹ tôi cầm theo một con dao nhọn, sắc mặt u ám bước vào bếp.
Bà tìm thấy em trai tôi đang trốn trong góc.
Nó đang bệnh nặng, yếu ớt đến mức không còn sức phản kháng, bị bà sống sờ sờ rút máo đến chết.
Tiếp đó, bà nội lao vào.
Nhưng bà đã quá già, chẳng trụ được bao lâu.
Bố nghe tiếng động, vội vàng lao đến, đánh mẹ tôi như muốn lấy mạng bà.
Trong lúc giằng co, bếp lò bị đổ, lửa bùng lên dữ dội.
Mẹ bị bố đè xuống đất, dường như sắp tắt thở.
Tôi không muốn thấy bố giếc mẹ, liền lao tới kéo ông ra.
Kết quả—một xà nhà cháy rơi xuống, đập trúng bố.
Mẹ vẫn chưa buông tha tôi, nhưng vì đã kiệt sức, bà gục hẳn, nằm trong vũng máo.
Tôi bị cảnh tượng đó dọa cho phát điên.
Toàn thân bê bết máu, tôi chân trần vừa khóc vừa chạy vào làng kêu cứu.
Khi người đến cứu hỏa tới nơi, bốn người thân duy nhất của tôi đã bị thiêu rụi thành than.
Từ đó về sau, suốt một thời gian dài tôi không thể ăn thịt nướng.
Chỉ cần ngửi thấy mùi khét đó là tôi lại buồn nôn, muốn ói.
Tất cả những gì tôi vừa kể, chính là lời khai với cảnh sát năm đó.
Tôi tên là Phan Lạc Lạc, và từ đêm giao thừa ấy, tôi trở thành một đứa trẻ mồ côi.
Sau chuyện đó, tôi từng nghĩ cảnh sát sẽ điều tra ra được điều gì đó.
Nhưng sau khi điều tra khắp nơi, vụ án vẫn được kết luận và khép lại.
Có thể là do điều kiện phá án thời ấy còn hạn chế.
Cũng có thể là vì… chẳng ai nghĩ đến một khả năng: một thảm án khủng khiếp lại bắt nguồn từ khát khao sống sót đơn thuần của một bé gái 11 tuổi.
Tôi từng nghĩ, chuyện đã trôi qua ngần ấy năm, chắc chẳng ai còn nhớ đến nữa.
Cho đến hôm nay—một vị khách không mời tìm đến.
Đó là một phóng viên trẻ, tên Dương Phong.
Trông anh ta hơi gầy yếu, nhưng ánh mắt lại sắc bén lạ thường.
Nếu em trai tôi còn sống, chắc cũng bằng tuổi anh ta.
“Vụ án năm đó… thật ra còn uẩn khúc, đúng không?”
Dương Phong vừa cười vừa nhìn tôi chằm chằm.
“Em trai cô rõ ràng nằm viện đã lâu, sao lại xuất hiện trong căn bếp nhà mình vào đúng đêm hôm đó?”
Vài năm trước, tôi mở một quán trà sữa nhỏ gần trường cấp ba.
Hôm đó tôi vừa chuẩn bị đóng cửa thì anh ta đột nhiên xuất hiện như bóng ma.
Trên con phố đã vắng lặng, gần như không còn ai đi lại.
Khi anh ta hỏi câu đó, tay tôi đang pha trà khẽ run lên—dù tôi cố giấu.
“Vụ án đã khép lại từ lâu, anh hỏi lại làm gì?”
Anh ta nhận lấy ly trà tôi đưa, rồi chậm rãi cởi cúc áo trước ngực.
Hành động kỳ quái khiến tôi nhíu mày.
Trên ngực trái anh là một vết sẹo khủng khiếp.
“Tôi từng phẫu thuật thay tim.”
“Năm đó… nếu em trai cô không chết đột ngột, người xếp sau như tôi chắc chẳng sống được đến hôm nay.”
“Nói cho đúng… kẻ sát nhân năm đó lại trở thành ân nhân cứu mạng tôi.”
Anh ta lại kéo áo che đi vết sẹo, nhưng ký ức đen tối kia đã ùn ùn kéo về trong tôi.
“Tôi đã khai rõ với cảnh sát. Mẹ tôi có tiền sử bệnh tâm thần, đêm đó phát bệnh…”
Dương Phong cắt lời tôi, cười nhạt:
“Một đứa trẻ mồ côi, giấu tên ẩn tích bao năm, tôi tìm được cô đâu phải chuyện dễ.”
“Cô nghĩ tôi vất vả tìm đến đây chỉ để nghe mấy lời giáo điều đó sao?”
“Nếu tôi nói với cô—năm đó còn một người chứng kiến thì sao?”
Một nhân chứng khác?
Thông tin ấy khiến tôi lạnh sống lưng.
Đêm đẫm máo năm ấy, còn có người chứng kiến nữa sao?
“Nếu hôm nay tôi không nhận được câu trả lời mình muốn…”
“Tôi sẽ liên hệ với nhân chứng ấy, đưa vụ án này trở lại ánh sáng dư luận.”
“Tin tôi đi, tôi là một phóng viên có tiếng, hoàn toàn có khả năng làm điều đó.”
“Dưới áp lực của dư luận, cô nghĩ cảnh sát có mở lại vụ án không?”
Tôi trầm ngâm rất lâu, cuối cùng khẽ thở dài:
“Vậy anh muốn biết gì?”
“Sự thật.”
“Sự thật đã bị chôn vùi trong biển lửa năm đó.”
“Và…” Anh chỉ vào ngực mình “Lý do thực sự vì sao tôi còn sống đến hôm nay.”
Nhìn vẻ mặt kiên định của anh ta, tôi đành gật đầu bất lực.
“Câu chuyện… hơi dài đấy.”
“Không sao.” Anh ta nhấp một ngụm trà “Tôi sẽ uống thật chậm.”
2
[Hồi ức đau đớn]
Tôi tên là Phan Lạc Lạc, từ nhỏ đã là một đứa bé rất lanh lợi.
Nhưng khi những vết thương chất chồng trên người, tôi nhanh chóng học được điều quan trọng nhất:
Biết nghe lời, sẽ không bị đánh.
Còn mẹ tôi thì không như vậy.
Dù bị xích bằng sắt suốt nhiều năm, bà vẫn không chịu khuất phục.
Bà bị đánh thường xuyên, bữa ăn thì còn tệ hơn cả heo.
Thức ăn cho heo—vừa thiu vừa hôi—tôi ghét nhất.
Nó chẳng thơm như cơm thừa của người.
Hôm ấy, mẹ tôi lại lần nữa vùng khỏi dây xích, chạy thẳng lên núi.
Chỉ vì một viên kẹo thưởng, tôi đã tố cáo bà.
Bà bị người ta đánh gần chết, rồi bỏ vào bao bố kéo về nhà như lôi một con vật.
Lúc nhìn thấy mẹ máu me đầy người, tôi có chút đau lòng.
Tôi băn khoăn, không biết mình có làm sai điều gì không…
Nhưng bà nội thì khác. Bà lần đầu tiên xoa đầu tôi, còn khen tôi là “đứa bé ngoan”.
Chỉ là… tôi rõ ràng vừa được khen, nhưng ánh mắt mẹ lại tràn đầy xót xa.
Rõ ràng tôi nên vui… nhưng sao lại thấy như mình là kẻ đáng thương?
Đêm ấy, tôi nghe tiếng mẹ thì thầm trong góc nhà.
Tôi chỉ mơ hồ nghe được một câu:
“Tôi sẽ… giết sạch các người.”
Tôi nghĩ, hạt giống báo thù, chính là từ khoảnh khắc đó mà bén rễ.
Khi em trai tôi lớn lên một chút, mẹ cũng có sự thay đổi rõ rệt.
Bà bắt đầu cười nhiều hơn.
Số lần phát bệnh giảm đi đáng kể, đến cả chiếc xích trên cổ cũng thỉnh thoảng được tháo ra.
Nhưng bà không còn bỏ trốn nữa, mỗi ngày đều ôm em trai, khe khẽ hát ru.
Tôi có thể thấy rõ, mẹ thật sự rất yêu em trai.
Và tôi cũng cảm nhận được rõ ràng—ánh mắt bà dành cho tôi và em trai, hoàn toàn khác biệt.
Phải thừa nhận rằng, em trai tôi thật sự rất ngoan.
Mỗi lần tôi làm việc chậm, bị đánh, bị phạt nhịn đói, em trai đều lén mang đồ ăn cho tôi.
Dù chỉ là những thứ em trai ăn không hết, hoặc không thích ăn.
Dù tôi đói đến mức gần ngất, thì chỗ ngon của em trai lúc nào cũng… chẳng thấy cạn.
Nhờ có em trI, mấy năm sau đó, tôi hiếm khi bị đói thật sự.
Nhưng những tháng ngày yên bình ấy không kéo dài lâu.
Khi em trai đến tuổi đi học, bố tôi—người coi con trai như mạng sống—và bà nội—người xem cháu trai là báu vật trời ban—đưa em trai lên thị trấn học.
Từ khi em trai không còn ở nhà, mọi thứ như quay về điểm xuất phát.
Mẹ lại bắt đầu trở nên bất ổn, bị trói bằng xích sắt lần nữa.
Những năm đó, cuộc sống của tôi cũng rơi xuống vực thẳm.
Tôi thường xuyên đói đến ngất xỉu.
Trên người chồng chất đầy vết thương—do bà nội cắn, do bố uống say rồi đánh.
Tất cả, tôi chỉ có thể âm thầm chịu đựng.
Cho đến khi một tin dữ từ trường của em trai truyền về—đó là cú đòn giáng nặng nề nhất với mẹ tôi.
Lần tiếp theo tôi gặp lại em trai, em đang nằm trong bệnh viện.
Trên gương mặt nhỏ nhắn chẳng còn nụ cười hồn nhiên, mà là sự trắng bệch bệnh hoạn.
Bác sĩ nói, tim em đã hỏng.
Muốn sống, phải chữa trị.
Nếu không chữa được, thì chỉ còn cách thay tim.
Em trai được xếp vào danh sách chờ ghép tim, còn bố và bà nội thì đi khắp nơi vay tiền.
Lúc đó tôi đâu hiểu “vay tiền” nặng nề đến mức nào.
Đến mức khiến họ ngày càng ra tay tàn nhẫn với tôi và mẹ.