Tạ Thu Hoa - 6
Cập nhật lúc: 2025-05-14 15:12:59
Lượt xem: 385
Có hôm bà chạy đến hỏi tôi: "Cái đống tiền mày cho tao, mày thật sự mặc kệ tao xài kiểu gì à?”
Tôi cố ý nói: "Rốt cuộc chị có muốn hay không? Để lâu như vậy rồi cũng không thấy chị tiêu bao nhiêu, chị không tiêu, lần sau em không gửi vào nữa đâu."
Tạ Thu Hoa vội nói: "Muốn muốn muốn, mày vẽ thêm mấy bức tranh nữa, gửi thêm vào đó cho tao."
Tôi chưa bao giờ quan tâm bà lấy tiền làm gì, dù tôi rất tò mò.
Mỗi năm dù bận đến đâu, sẽ có mấy tháng, ai cũng có thể tìm thấy tôi ở sạp cá phố Tứ Hải.
Tôi bắt đầu vẽ những người phụ nữ ở chợ.
Rau củ quả tươi ngon, thịt bò thịt dê thịt gà thịt vịt, những màu sắc tươi tắn này làm nổi bật những người phụ nữ hoạt bát, dưới những tiếng cười tiếng mắng là quy luật sinh tồn riêng của họ trong cái thế giới nhỏ bé này.
Loạt tranh về chợ khiến tôi nổi tiếng, các phòng tranh và nhà sưu tập nổi tiếng trên thế giới săn lùng mua đấu giá.
Dần dần, người trong chợ không còn nói tôi học vẽ vô dụng nữa, đặc biệt là những người phụ nữ ở chợ.
Nếu câu chuyện kết thúc ở đây, Tạ Thu Hoa chỉ là một người phụ nữ bình thường bán cá kiếm sống, bà bị bó hẹp trong cái thế giới chợ búa này, miệng lưỡi cay nghiệt nhưng lòng dạ mềm yếu, không học hành nhiều nhưng tâm hồn rộng lớn, bà dùng tình yêu không phô trương nhưng sâu sắc và bao dung để nuôi dưỡng tôi, để tôi được là chính mình, mạnh mẽ nở rộ.
Nhưng câu chuyện của bà không chỉ dừng lại ở đó, điều tài giỏi thực sự của bà còn ở phía sau.
13
Ban đầu là A Anh sạp thịt heo, sau khi sinh đứa con gái thứ hai, bị chồng đuổi ra khỏi nhà, dẫn theo hai con gái đến ở phía sau sạp cá của Tạ Thu Hoa.
Tiếp theo là bà Giang bán rau, sau khi con trai lấy vợ thì bị đuổi ra ngoài thuê nhà ở, khóc lóc đi qua sạp cá, Tạ Thu Hoa đã cưu mang bà ấy.
Tạ Thu Hoa thuê thêm hai sạp ế ẩm bên cạnh, rồi mua mấy gian nhà dân thông nhau phía sau sạp, sửa sang mở rộng, lần lượt có không ít người đến ở.
Sạp cá Tạ Ký trở thành nơi trú ẩn của những người phụ nữ ở chợ và khu vực lân cận.
Những người phụ nữ nương tựa lẫn nhau, Tạ Thu Hoa cung cấp chỗ ở và cơm ăn cho những người phụ nữ không tìm được việc làm, giải quyết vấn đề học phí cho con cái họ, để họ yên tâm học nghề và tìm việc.
Hai gian hàng bên cạnh sạp cá, sau khi Tạ Thu Hoa sửa sang lại đã mở một tiệm bánh, tên là "Tiệm bánh Tạ Ký", logo và bảng tên đều do chính tôi vẽ.
Bánh nếp dẻo của tiệm bánh Tạ Ký, bây giờ muốn mua phải xếp hàng dài mới có.
Ba mẹ A Phân đóng cửa tiệm bún, cũng đến tiệm bánh làm việc, cuối cùng họ cũng nhận ra bún không ngon thì làm sao giữ được khách, không thể bạc đãi con gái nữa.
Mấy năm trước A Phân thi chứng chỉ kế toán, là Tạ Thu Hoa tài trợ, lúc đó tiệm bún còn chưa đóng cửa, A Anh vẫn đến tiệm bún giúp việc, để A Phân có thể yên tâm ôn thi.
Sau này A Anh bị bệnh nằm viện, A Phân giúp bà ta chăm sóc hai đứa con gái.
A Phân bây giờ là mẹ đỡ đầu của hai đứa con gái của A Anh.
Sạp cá Tạ Ký và tiệm bánh vì có anh Đao và đám anh em của anh ta, không ai dám đến gây sự, mấy tên chồng vũ phu của những người phụ nữ đó, người nào đến bị tống cố người đấy.
Văn phòng luật sư của Chử Triệt giúp họ làm thủ tục ly hôn, giành quyền nuôi con miễn phí.
Anh Đao có cực kỳ khủng hoảng, vì A Phân vẫn chưa chịu lấy anh ta.
Anh ya đến nhờ Tạ Thu Hoa giúp đỡ.
Tạ Thu Hoa nói anh ta phải thay đổi cái vẻ ngoài côn đồ của mình đi, nói A Phân thi được chứng chỉ kế toán, đi làm ở đơn vị lớn rồi, anh ta không còn xứng với A Phân nữa, bảo anh ta đi thi lấy cái bằng đại học.
Anh ta là trẻ mồ côi, lang thang đến phố Tứ Hải, lúc đói bụng thì ngồi xổm trước cửa tiệm bún nhà A Phân, cô bé A Phân đã bưng cho anh ta một bát bún nóng hổi.
Anh ta cảm thấy đó là bát bún ngon nhất anh ta từng ăn, ăn mà nước mắt lưng tròng.
Anh ta chạy đi hỏi A Phân, có phải anh ta thi được bằng đại học thì cô ấy sẽ lấy anh ta không.
Tạ Thu Hoa lại nói thêm một câu: "Còn phải tìm một công việc đàng hoàng nữa."
Anh Đao thật sự đi thi, anh ta học lại từ đầu văn bằng tiểu học, mất hơn ba năm trời, cuối cùng cũng lấy được bằng đại học.
Lúc anh ta và A Phân kết hôn, cả chợ đều đến uống rượu mừng.
Tôi cũng uống chút, lúc anh Đao đến mời rượu, tôi hung dữ nói với anh ta: "Nếu chú dám bắt nạt A Phân, tôi sẽ là người đầu tiên không tha cho chú."
Anh Đao cười nói không dám không dám: “Anh lĩnh giáo được thiếu đầu công của nhóc rồi."
Anh ta trêu chọc Chử Triệt: "Luật sư Chử đại tài, anh có làm được không đấy, bao giờ thì cho chúng tôi uống rượu mừng của anh và Xuân Vũ?"
Chử Triệt không uống rượu, tỉnh táo nhìn tôi, dịu dàng mỉm cười: "Tôi cũng không biết, tôi đang đợi Xuân Vũ cầu hôn tôi, hồi đó đợi cô ấy tỏ tình cũng phải chờ rất lâu."
Tạ Thu Hoa nói: "Xuân Vũ nhà tôi không có cái kiểu công chúa và hoàng tử sống hạnh phúc bên nhau đâu, công chúa cũng có thể tự mình sống rất vui vẻ."
Chử Triệt lại phát huy kỹ năng mặt dày thổ lộ mọi lúc mọi nơi của mình: "Đúng thật ạ, cháu và Xuân Vũ ở bên nhau, là em ấy khiến cháu cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ, những gì em ấy cho cháu nhiều hơn những gì cháu cho em ấy rất nhiều, cháu cần em ấy, còn hơn cả em ấy cần cháu."
Vừa nói vừa dùng ánh mắt nóng bỏng chưa bao giờ nguội nhìn tôi.
Mọi người đều đứng về phía tôi: "Đúng đó, ai vội chứ Xuân Vũ nhà ta không vội."
Tôi khẽ nắm tay A Phân, hỏi cô ấy, "Bây giờ chị có hạnh phúc không?"
A Phấn cười gật đầu: “Chị rất hạnh phúc."
Cô ấy nắm tay tôi, đặt lên bụng mình: "Chị sắp có em bé rồi."
"Chị kết hôn là vì có em bé hả?"
Tôi hỏi cô ấy, trợn mắt lườm anh Đao đang mời rượu nói đùa cùng người khác gần đó.
A Phân lại cười, lắc đầu, "Không phải, là chị muốn có em bé."
Cô ấy là cô dâu xinh đẹp nhất tôi từng thấy.
Tôi nhìn bụng cô ấy còn phẳng lì, trong lòng nói với sinh mệnh còn chưa ra đời kia:
Đừng sợ hãi, con sẽ có một người mẹ vô cùng yêu thương con, còn có rất nhiều người yêu thương con, con tuyệt đối sẽ không bị bỏ rơi, con sẽ lớn lên trong hạnh phúc.
14
Tiệc cưới kết thúc, tôi bảo Chử Triệt về trước, tôi và Tạ Thu Hoa đi bộ giải rượu.
Chúng tôi chậm rãi đi về nhà.
Tạ Thu Hoa kể bà sắp phải thuê thêm mấy cửa hàng, rồi kể quỹ “Nở Rộ” cung cấp cơ hội và giúp đỡ cho phụ nữ mới được Chử Triệt mở giúp, còn có cả bà muốn đi học thêm gì đó, bà giờ sáu mươi tuổi, xem ra vẫn tươi cười rạng rỡ, tinh lực dồi dào.
Tạ Thu Hoa nói, năm đó bà cùng đường mạt lộ, được bà chủ sạp cá giữ làm nhân viên, chỉ có thể cầm dao giết cá.
Hoặc giết cá, hoặc chết đói, bà không có lựa chọn.
Bà hy vọng những người phụ nữ giống như bà, vào lúc bất lực nhất, sẽ có một nơi có những lựa chọn khác đang chờ đợi họ.
Bà đang cố gắng tạo ra một nơi như vậy, cố gắng mang đến nhiều lựa chọn hơn cho những người phụ nữ xung quanh mình.
Bà thật phi thường.
À phải, quên không nhắc đến cậu tôi, năm tôi thi đỗ nghiên cứu sinh, ông ta lại quen thói cũ, theo đuôi các cô gái định giở trò đồi bại, nhưng không ngờ lại rơi xuống cống, đến khi xác bốc mùi mới được phát hiện.
Cảnh sát cho tôi xem camera giám sát lúc ông ta rơi xuống, nói là tai nạn bất ngờ, còn nói khu vực đó quá vắng vẻ, lúc ông ta rơi xuống không chết ngay, nếu có người phát hiện kịp thời thì có lẽ còn cứu được.
Tôi nghĩ, ông trời có mắt, đó là báo ứng ông ta đáng phải nhận.
Trên thế giới này, những kẻ làm hại phụ nữ, nhiều hơn những người giúp đỡ phụ nữ rất nhiều.
Tạ Thu Hoa không phải là người thích ủy mị, chúng tôi ở bên nhau luôn bình dị như nước.
Bà không giỏi dùng lời nói để diễn tả tình yêu, tôi cũng vậy.
Nhưng tôi vẫn định ủy mị một lần.
Tôi khoác tay bà, nghẹn ngào gọi:
"Mẹ."
Tạ Thu Hoa ngẩn người một lúc lâu, mắt đỏ hoe, run rẩy ôm tôi vào lòng.
Đêm thu se lạnh, lồng ngực Tạ Thu Hoa cực kỳ ấm áp.
Người phụ nữ này không sinh ra tôi, nhưng bà là mẹ tôi, tôi yêu bà.
- Hết -