Mình có bán source code Suu Truyện và nhận code web app, phần mềm, website, .. Ai có hứng thú có thể liên hệ qua telegram: @devdark07

Mình có bán source code Suu Truyện và nhận code web app, phần mềm, website, .. Ai có hứng thú có thể liên hệ qua telegram: @devdark07

Thiên Hạ Truyền Kỳ

Chương 22: cộng mộc ân ba phụng trì thượng triêu triêu nhiễm hãn thị quân vương









“Sóng ân ao Phượng cùng chung hưởng



Đẫm bút ngày ngày giúp thánh quân.”



Thiên Đài Sơn, Huyền Đô Bát Cảnh Cung.



Linh Huyền Tử từ khi được điện hạ ban cho tiên hạc, lão đạo thường cưỡi hạc vân du tứ hải. Việc ấy tuy chỉ là sở thích riêng của lão đạo, nhưng cũng đã khiến cho thanh thế của Huyền Đô Quan gia tăng không ít. Bách tính đều tôn kính lão đạo như bậc tiên nhân.



Hôm ấy, lão đạo chợt nghe tin điện hạ xuất tuần liền vội vã hồi quan. Lão đoán điện hạ có thể đến Huyền Đô Quan nên phải hồi quan thu xếp mọi sự. Khi điện hạ quang lâm mà lão vắng mặt thì thật không nên.



Khi được báo tin điện hạ ngọc giá quang lâm, lão đạo đích thân thống xuất chúng môn nhân đệ tử ra xa tận ngoài mười dặm nghênh đón, cung kính rước điện hạ nhập Huyền Đô Bát Cảnh.



Thấy Tuấn Nhi, quần đạo đều ngạc nhiên. Khi biết cậu bé là thiếu quân thì ai nấy đối với cậu bé đều rất cung kính. Y phục của cậu bé giống hệt của Bạch Thiếu Huy cũng đủ biết chàng ưu ái cậu bé đến thế nào.



Bạch Thiếu Huy vào Ngọc Hư Bảo Điện thuộc Ngọc Hư Cung, là tòa cung điện lớn nhất trong Huyền Đô Bát Cảnh Cung. Linh Huyền Tử thỉnh chàng ngự trên bảo tọa rồi dẫn đầu quần đạo sụp xuống hành đại lễ.



Lễ nghi tất, chàng cho tất cả lui ra, chỉ giữ lại bốn đạo nhân thuộc hàng chữ Linh là Linh Huyền Tử và ba vị sư đệ Linh Thông, Linh Thành, Linh Khang. Tuấn Nhi ngồi trong lòng chàng, còn bọn Hoa Nhi đứng hầu phía sau.



Ngự trên long ngai, nhìn quanh một lượt, chàng chợt thấy trên bệ thờ chính điện ở vị trí cao nhất có một pho tượng bạch ngọc, thần thái tuấn mỹ thoát tục, trông sinh động như người thật và giống chàng y hệt. Chàng ngạc nhiên, nhìn bọn Linh Huyền Tử hỏi :



- Đây là …



Linh Thông đạo nhân hiểu ngay chàng muốn hỏi gì, vội lên tiếng giải thích :



- Khải tấu điện hạ. Ngọc Hư Bảo Điện là nơi phụng thờ Tam Thanh và Tổ Sư của Huyền Đô Bát Cảnh Cung. Mỗi một môn phái đều phải có Khai Sơn Tổ Sư. Huyền Đô Quan đã được điện hạ sáng lập và truyền thụ cho tuyệt nghệ nên Khai Sơn Tổ Sư của bản quan chính là điện hạ. Và chúng thần rất vinh dự về điều này.



Tuy lão đạo giải thích cặn kẽ, nhưng vẫn chưa thật hết ý. Vị trí của tượng là chỗ của Tứ Ngự trong Tam Thanh Tứ Ngự, những vị thần thánh tối cao của Đạo Giáo. Huyền Đô Bát Cảnh Cung có Tổ Sư là một vị trong Tứ Ngự nên thấy vinh dự là lẽ đương nhiên.



Bạch Thiếu Huy cũng không hỏi thêm, nói :



- Công việc gần đây thế nào ? Mọi sự ổn cả chứ ? Có gặp vấn đề chi không ?



Linh Huyền Tử cung kính tâu :



- Khải tấu điện hạ. Huyền Đô Quan hiện đã có tám tòa cung điện là Ngọc Hư Cung, Thiếu Thanh Cung, Thái Thanh Cung, Ngọc Thanh Cung, Thượng Thanh Cung, Thái Ất Cung, Thái Cực Cung, và Thái Hư Cung, cùng với một trăm mười hai gian đạo xá. Ngoài ra, còn có bốn mươi ba đạo quan ở rải rác các nơi. Đạo gia đệ tử tại Bát Cảnh Cung có ba trăm tám mươi sáu người, lấy bốn chữ Linh, Thông, Nhất, Nguyên làm đạo hiệu. Đạo gia đệ tử tại các đạo quan là một nghìn ba trăm sáu mươi hai người. Tục gia đệ tử có bốn nghìn tám trăm năm mươi bảy người. Gần đây, theo chiếu chỉ của Minh đế, ruộng đất trong phạm vi mười dặm quanh Thiên Đài Sơn cũng thuộc quyền quản lý của Huyền Đô Quan.



Bạch Thiếu Huy gật đầu nói :



- Hay lắm. Thế công việc ở Kim Lăng ra sao ?



Linh Huyền Tử liền thuật lại chuyện thượng kinh chữa bệnh cho Minh đế, cũng như chuyện được ban thưởng ruộng đất quanh Thiên Đài Sơn. Đoạn lão đạo hỏi :



- Thần nhận thấy Minh đế đam mê tửu sắc, tàn hại công khanh, chính lệnh hà khắc khiến xã tắc suy đồi, sinh linh thống khổ. Y còn sống ngày nào thì xã tắc sẽ còn điêu linh ngày đó. Sao điện hạ lại còn cứu mạng y làm chi. Thần thấy … thật không đáng.



Bạch Thiếu Huy cười nói :



- Chu Nguyên Chương vận số sắp mãn, chẳng thể cứu vãn được nữa. Tuy nhiên, thọ mạng của y vẫn còn được ít lâu nữa. Ba viên Linh Bảo Đan kia chỉ giúp y đỡ đau khổ lúc cuối đời mà thôi chứ không cứu được mạng y. Quả nhân sắp đặt việc này là muốn gây dựng cơ sở, tạo lập uy tín cho Huyền Đô Quan trong giới quan trường.




Linh Huyền Tử chắp tay vái lạy, nói :



- Điện hạ đối với bản quan ân đức như trời biển.



Bạch Thiếu Huy mỉm cười :



- Quả nhân xem khanh dường như vẫn còn có điều chi ấm ức không vui ?



Linh Huyền Tử nói :



- Điện hạ thánh minh. Tuy thần đã được Minh đế phong là Hộ Quốc đại pháp sư, và cúng vào bản quan mười dặm công điền, nhưng thần vẫn cảm thấy bất mãn đối với cung cách cư xử của y. Lúc thần đến Cần Chính Điện chữa bệnh cho y, y lẳng lặng nằm trên giường không nói tiếng nào, chỉ ra hiệu cho nội giám nói thay.



Linh Khang Tử nói với vẻ hậm hực :



- Chắc y đã bị tịnh khẩu không nói năng được.



Bạch Thiếu Huy nói :



- Việc này khanh không cần để mãi trong lòng. Chu Nguyên Chương chẳng còn sống được bao lâu nữa đâu. Sau khi y chết thì cõi Trung Nguyên sẽ lâm vào tình trạng đại loạn vì các thế lực sẽ chống đối nhau để tranh ngôi. Con cháu y nhiều kẻ sẽ chết thảm. Lúc đó, quả nhân muốn Huyền Đô Quan giữ một vai trò quan trọng trong việc ổn định chính sự, và trở thành ân nhân của tân đế.



Linh Huyền Tử cung kính nói :



- Thánh ý của điện hạ thần xin tuân mệnh. Thần không ngờ điện hạ đã sắp đặt cả những việc sẽ xảy ra trong thiên hạ sau này. Nhưng thần mạo muội xin hỏi tân đế sẽ là ai để còn liệu thu xếp mọi sự ?



Bạch Thiếu Huy nói :



- Việc ấy quả nhân chưa quyết định. Để đến lúc đó xem kẻ nào khá nhất thì sẽ giao chính sự cho kẻ đó. Bất kể là ai, miễn sao có thể tạo phúc cho bách tính là được.



Linh Huyền Tử kính cẩn nói :



- Điện hạ thánh minh. Thần xin lĩnh mệnh.



Ngẫm nghĩ giây lát, Bạch Thiếu Huy lại hỏi :



- Chuyện người Đông Doanh tiếm nhập Trung Nguyên các khanh đã giải quyết thế nào ?



Linh Huyền Tử cung kính tâu :



- Khải tấu điện hạ. Thần đã truyền lệnh cho tất cả đệ tử Huyền Đô Quan tuyệt đối không được tiếp nhận lời khiêu chiến của bọn người Đông Doanh.



Linh Khang Tử nói :



- Thần chỉ e bọn chúng được thể mà khinh thường người Trung Nguyên.



Bạch Thiếu Huy nói :



- Đối phó với Đông Hải Song Tiên thì chẳng có vấn đề gì. Nhưng người Đông Doanh vốn sính cường hiếu thắng, nếu đánh bại tên này lại xuất hiện tên khác thì cõi Trung Nguyên chẳng bao giờ được yên ổn.



Linh Khang Tử hỏi :



- Không hiểu điện hạ định đoạt việc này thế nào ?



Bạch Thiếu Huy nói :



- Quả nhân xuất cung là cũng để lo liệu việc này. Để xem tình hình thế nào rồi quả nhân sẽ tùy nghi giải quyết.



Chợt Linh Huyền Tử chắp tay cung kính nói :



- Khải tấu điện hạ. Thời gian gần đây, Tổng Đốc Phụng Dương là Hoàng Thanh Chương thường hay đến Huyền Đô Bát Cảnh Cung đảnh lễ. Y tỏ ra là một người hâm mộ đạo pháp và đã xin tôn thần làm sư phụ. Vấn đề này khá quan trọng nên thần chưa dám quyết định, đang muốn thỉnh ý điện hạ.



Bạch Thiếu Huy hỏi :



- Việc hâm mộ đạo pháp là chuyện bình thường, nhưng sao y đột nhiên lại muốn tôn khanh làm sư phụ.



Linh Huyền Tử nói :



- Khải tấu điện hạ. Hoàng Thanh Chương tuy là Tổng Đốc, nhưng y lại bị viên Án Sát Sứ Chu Triệu Long ỷ thế là dòng dõi hoàng tộc bức hiếp lấn quyền. Họ Hoàng chịu không nổi gã họ Chu kia nên muốn trở thành đệ tử của thần để dựa vào uy thế của Huyền Đô Quan mà trấn áp lại gã ta.



Bạch Thiếu Huy mỉm cười hỏi :



- Thế khanh định thế nào ?



Linh Huyền Tử nói :



- Thần thấy y cũng có lòng, thu làm tục gia đệ tử cũng được, không biết thánh ý thế nào ?



Bạch Thiếu Huy nói :



- Thế cũng được. Khanh đã nói cho y biết về việc của bản cung chưa ?



Linh Huyền Tử nói :



- Thần chưa hiểu thánh ý nên chưa dám nói rõ ra. Chỉ mới cho y biết đại khái sự việc của các đạo.



Bạch Thiếu Huy nói :



- Vậy khanh hãy cho tuyên triệu Hoàng Thanh Chương đến đây.



Linh Huyền Tử cung kính vâng dạ, bảo Linh Thông đạo nhân đi lo liệu. Lão đạo lập tức phái người đi Huy Châu. Đoạn Bạch Thiếu Huy cùng bọn Linh Huyền Tử bàn bạc một lúc nữa. Sau đó, chàng di giá vào Dưỡng Tâm Điện ở Thái Hư Cung nghỉ ngơi.



Tám tòa cung ở Huyền Đô Bát Cảnh Cung được xây dựng theo nhiều kiểu kiến trúc khác nhau, mỗi nơi cũng giữ một công việc khác nhau, và do tám đại đệ tử của Linh Huyền Tử cai quản.



Thông Linh đạo nhân quản lý Thiếu Thanh Cung, phụ trách việc truyền dạy Thiếu Thanh kiếm pháp là công phu cơ bản cho các đệ tử mới nhập môn.



Thái Thanh Cung truyền dạy môn Thái Thanh kiếm pháp, do Thông Bình đạo nhân trông coi.



Ngọc Thanh Cung là nơi rèn luyện Thái Thanh kiếm trận, do Thông Tuyền đạo nhân quản lý.




Thượng Thanh Cung có Linh Vân Điện và Linh Phong Điện là nơi tập luyện Thái Thanh tâm pháp và Thái Thanh cương khí, hai môn công phu thượng thừa của Huyền Đô Quan, do Thông Hư đạo nhân trông coi.



Thái Ất Cung truyền dạy môn Thái Ất Mê Tông Bộ do Thông Ảo đạo nhân phụ trách.



Thái Cực Cung truyền dạy Vân Long Cửu Đại Thức, do Thông Chính đạo nhân trông coi.



Thái Hư Cung là nơi luyện khí dưỡng thần, do Thông Tuệ đạo nhân coi giữ. Còn Ngọc Hư Cung, nơi có Ngọc Hư Bảo Điện, là nơi thờ phụng Tam Thanh, do Thông Nguyên đạo nhân quản lý. Thông Nguyên, Thông Tuệ tuổi đã quá lục tuần, là hai đệ tử lớn tuổi nhất của Linh Huyền Thượng Nhân.



Ba hôm sau …



Bạch Thiếu Huy đang chỉ điểm võ công cho các đạo nhân ở Thượng Thanh Cung thì Linh Thông đạo nhân vào bẩm báo :



- Khải tấu điện hạ. Tổng Đốc Phụng Dương là Hoàng Thanh Chương đã đến, xin được triệu kiến.



Bạch Thiếu Huy phán :



- Tuyên triệu.



Linh Thông đạo nhân vâng dạ ra ngoài, lát sau dẫn vào một hán tử tuổi trạc tứ tuần, nhưng trông già trước tuổi, hố mắt trũng sâu, nét mặt xanh xao nhợt nhạt như người thọ bệnh lâu ngày. Y đã được Linh Thông đạo nhân dặn dò trước nên vội sụp lạy tung hô :



- Điện hạ anh minh thần vũ, uy chấn vạn phương. Thần là Hoàng Thanh Chương xin tham kiến điện hạ, cầu ngọc thể vạn an.



Bạch Thiếu Huy cười nói :



- Hoàng khanh gia hãy bình thân. Quả nhân xem khí sắc của khanh trông như không được khỏe.



Hoàng Thanh Chương tạ ân đứng dậy, ấp úng nói :



- Khải tấu điện hạ. Thần gần đây cảm thấy trong người mệt mỏi uể oải, đôi khi tay chân rã rời, việc sinh hoạt thường gặp khó khăn.



Linh Thông đạo nhân cười nói :



- Tại vì ngày ngày ngươi đều bị mấy vị phu nhân hành hạ khổ sở nên mới ra nông nỗi này.



Hoàng Thanh Chương ngượng ngùng cúi mặt. Bạch Thiếu Huy hỏi :



- Phải chăng gần đây khanh thường gặp khó khăn trong chuyện phòng trung ?



Hoàng Thanh Chương có sắc thẹn, nói :



- Vâng ạ. Thần không phải là kẻ hiếu sắc. Chỉ vì … chỉ vì cơ duyên đưa đẩy, thần có hơi nhiều thê thiếp. Thần đã cho thỉnh mời nhiều danh y đối chứng lập phương nhưng vẫn chẳng có chút hiệu quả.



Ngừng lời một chút, y lại nói tiếp :



- Gần đây, thần được Hộ Quốc đại pháp sư chỉ điểm đạo pháp, bệnh tình tuy chưa khỏi hẳn được nhưng cũng đã khả quan hơn một chút.



Bạch Thiếu Huy chỉ mỉm cười. Chàng đưa tay hướng về Hoàng Thanh Chương khẽ điểm mấy cái. Họ Hoàng run lên mấy lượt, rồi cảm thấy khí huyết thông suốt, toàn thân sảng khoái, khí lực sung mãn, nên vừa mừng rỡ vừa cảm kích, phục lạy tạ ân.



Bạch Thiếu Huy nói :



- Khanh cần phục dùng thêm Diên Hương Linh Chi Hoàn để điều hòa khí huyết, bồi bổ nguyên dương. Quả nhân sẽ cho người mang đến cho khanh, mỗi tháng chỉ cần uống một hoàn. Nếu như khanh không quá … không quá lao lực thì sau này không cần phải lo nữa.



Hoàng Thanh Chương vâng dạ nói :



- Thần cảm tạ ân đức điện hạ.



Bạch Thiếu Huy nói :



- Việc của khanh Linh Huyền Tử đã tấu trình với quả nhân. Quả nhân sẽ có sắp xếp. Trước mắt, khanh hãy rèn luyện tuyệt kỹ của Huyền Đô Quan. Thế lực của Huyền Đô Quan có thể sẽ khiến kẻ khác e dè, không dám làm càn. Còn về vấn đề quân chính, khanh hãy liên kết với tam trấn Thiểm Tây, Hà Nam, Sơn Đông.



Việc tam trấn liên minh y đã có nghe có biết nên vội cung kính vâng dạ. Chàng dặn dò y thêm vài việc trọng yếu rồi cho lui ra. Chàng chỉ ở lại Huyền Đô Quan một đêm nữa, sáng hôm sau lại lên đường.



Kim Lăng …



Kim Lăng còn có tên là Nam Kinh, là một thành thị phồn hoa, nằm về phía nam ngạn Trường Giang, bên bờ sông Tần Hoài, đã từng là kinh đô của nhiều triều đại như Đông Tấn, Nam Tề, Lương, Trần, ... nay lại đang là nơi đóng đô của Minh Thái Tổ Hồng Vũ Hoàng đế Chu Nguyên Chương. Dù tên hiện tại là Ứng Thiên Phủ, nhưng mọi người vẫn quen gọi là đất Kim Lăng.



Vì vậy nơi này rất nổi tiếng về các công trình văn hóa và danh lam thắng tích. Số lăng tẩm, đền đài, cung điện chùa miếu ở đấy còn nhiều hơn cả Lạc Dương, Yên Kinh, Biện Kinh, Lâm An. Có thể chỉ kém hơn Trường An, kinh đô của triều Đại Đường khi xưa.



Trong số những danh thắng nổi tiếng của đất Kim Lăng, nổi tiếng nhất phải kể đến Vạn Tú Hoa Viên. Khu vườn cảnh rộng lớn này là tài sản của Hoạt Tài Thần Gia Cát Ngọc, vẫn được cho là đẹp hơn cả Hoàng Cung Ngự Uyển, du khách nếu đến Kim Lăng du ngoạn mà không đến đấy uống rượng thưởng hoa thì uổng cả chuyến đi.



Vạn Tú Hoa Viên vẫn luôn tấp nập thế gia công tử hay hào kiệt võ lâm đến chiêm ngưỡng cảnh quan, thưởng thức mỹ tửu. Tao nhân mặc khách cũng thường ghé đến thưởng hoa hay tìm thi hứng.



Lúc này, một thư sinh trung niên đang chậm rãi dạo bước dọc theo một con suối, vừa đi vừa khe khẽ ngâm thơ. Thư sinh tuổi quá tứ tuần, mình vận thanh y, đầu đội mão nhỏ, mày kiếm mắt ưng, râu năm chòm đen nhánh phất phơ, trông vừa uy vũ lại vừa tao nhã.



Bỗng nhiên, thanh y thư sinh chợt nghe thấy từ phía bên kia dòng suối văng vẳng như có tiếng đàn vọng đến, nên lấy làm lạ lùng, nghĩ thầm :



- Ở nơi này sao lại có bậc cao nhân nhã sĩ đến đây gảy đàn.



Thanh y thư sinh vốn là người say mê cầm kỳ thi họa nên nổi tính hiếu kỳ, quyết tìm đến nơi. Y chỉ khẽ động thân là đã vượt qua dòng suối rộng gần nửa trượng, lần theo tiếng đàn tìm đến, bước chân rất khinh khoái chứng tỏ thân phận một cao thủ võ lâm.



Đi qua hơn mười trượng, lại nghe thấy lẫn trong tiếng đàn có vô số tiếng chim hót. Lúc đầu còn chưa chú ý, nhưng khi nghe kỹ thì tiếng chim dường như hòa điệu với tiếng đàn, líu líu lo lo nhịp nhàng, dặt dìu uyển chuyển.



Khi gần đến nơi, thư sinh náu mình sau một gốc cây, nhìn về phía tiếng đàn phát ra.



Một cảnh tượng đáng kinh ngạc hiện ra trước mắt, làm thư sinh sửng sốt ngẩn người.



Trong tòa Thưởng Nguyệt Đình giữa vườn hoa, một chàng Bạch y công tử đang ngồi gảy đàn. Chàng công tử mi thanh mục tú, mặt trắng môi hồng, tuổi độ mười sáu, vận bạch y, ngoài khoác bạch bào kết minh châu, lưng thắt ngọc đái, tóc cột lụa trắng tơ vàng đính dạ minh châu, chân mang giày trắng, toàn thân tuyền bạch, phong lưu tuấn tú, nghi biểu đường bệ, khí độ phi phàm.



Ngồi bên chàng là một đồng tử độ mười hai mười ba, xinh đẹp khả ái, cũng vận bạch y giống hệt chàng. Xung quanh chàng còn có bốn thiếu nữ vận cung trang đứng hầu. Cả bốn nàng đều xinh đẹp tuyệt thế, thiên tư linh tú, khí độ cao khiết, là những trang tuyệt sắc giai nhân.



Trên những cành cây quanh đó đậu đầy anh tước, đỗ quyên, hoàng anh, bát ca, và vô số những loại chim khác đua nhau hót líu lo.



Nghe một lát, tiếng đàn mỗi lúc một ngân vang. Nhưng mỗi lần tiếng đàn vút cao thì đàn chim lại ngưng tiếng hót, chỉ còn nghe thấy những tiếng vỗ cánh, đông tây nam bắc bay lại vô số là chim, con thì đậu trên cành, con thì bay lượn trên không, lông chim bay phất phới trông thật vui mắt. Tiếng đàn tuy bình hòa trung chính, nhưng bên trong có ẩn chứa một phong vị vương giả.



Thanh y thư sinh trong lòng kinh hãi, lẩm bẩm :



- Người này có thể dùng tiếng đàn tập hợp đàn chim, phải chăng bản đàn này là Bách Cầm Triều Phụng. Trước nay ta tưởng rằng đó chỉ là truyền thuyết, không ngờ hôm nay lại được tận mắt chứng kiến.




Bạch y công tử đã dạo đàn đến khúc cuối. Tiếng đàn nhỏ dần. Tiếng chim cũng nhỏ dần. Tất cả chim chóc trên cây cùng bay ra múa may một lượt. Đến khi tiếng đàn dứt hẳn, đàn chim vẫn còn bay lượn thêm một lúc nữa rồi mới từ từ tản ra, mỗi con bay đi một phía.



Tứ bề dần dần tĩnh lặng.



Bạch y công tử bỗng cười nói :



- Tiếng đàn đột nhiên biến cung chuyển điệu, nhảy liền hai nhịp. Chắc có bậc danh sĩ đang ở gần đây.



Thanh y thư sinh liền tiến ra vòng tay nói :



- Tại hạ tên là Bách Lý Hạc, chỉ là một nho sinh tầm thường ở đất Hoài Nam, nào dám nhận hai tiếng danh sĩ. Mới rồi được nghe công tử nhã tấu tuyệt khúc Bách Cầm Triều Phụng, thật lấy làm bội phục.



Thiếu nữ vận cung trang màu vàng cười nói :



- Bách Lý tiên sinh đã nhận lầm rồi. Khúc nhạc lúc nãy gọi là Vạn Điểu Lai Triều, bên trong còn có ẩn chứa phong vị vương giả, so với khúc Bách Cầm Triều Phụng thì như vì đế sánh với vì vương vậy.



Bách Lý Hạc nói :



- Công tử tài hoa tuyệt thế. Xin được thỉnh giáo cao danh quý tính.



Bạch y công tử nhìn thư sinh mỉm cười :



- Quả nhân họ Bạch. Còn tiên sinh phải chăng có ngoại hiệu là Hoài Giang Tú Sĩ.



Bách Lý Hạc giật mình hỏi :



- Đó là ngoại hiệu của tại hạ năm xưa được các bằng hữu võ lâm tặng cho, lâu nay đã không còn dùng đến. Sao công tử lại biết ?



Tuy y rửa tay gác kiếm đã mấy năm nay, nhưng trong võ lâm thanh danh Hoài Giang Tú Sĩ vẫn còn lừng lẫy. Bạch y công tử khẽ cười :



- Quả nhân đã từng nghe Hoạt Tài Thần nói qua về tiên sinh.



Lúc này, từ phía xa bỗng có một trung niên thư sinh tướng mạo đoan chính, phong độ ung dung hào sảng đang rảo bước nhanh đến.



Khi người kia đến gần, Bách Lý Hạc nhận ra đó là Hoạt Tài Thần Gia Cát Ngọc, chủ nhân của hoa viên này, cũng là một nhân vật rất có thế lực ở Giang Nam, liền vòng tay vái chào. Nhưng Hoạt Tài Thần chỉ khẽ gật đầu rồi tiến đến trước Thưởng Nguyệt Đình quỳ xuống hành lễ.



Lão còn chưa kịp lên tiếng thì Bạch Thiếu Huy đã xua tay ra hiệu. Lão liền đứng dậy, chắp tay nói :



- Xin kính thỉnh điện hạ di giá đến Hy Văn Thư Trang.



Bách Lý Hạc ngạc nhiên nhìn Hoạt Tài Thần hỏi :



- Tiên sinh. Bạch công tử đây là ai thế ?



Hoạt Tài Thần lắc đầu nói :



- Lão phu có việc gấp không thể hầu chuyện tiên sinh được. Xin tiên sinh thứ lỗi. Sau này nếu có dịp thuận tiện sẽ cùng tiên sinh đàm đạo.



Nói rồi liền quay mình đi trước dẫn đường. Bạch Thiếu Huy cũng dắt Tuấn Nhi, cùng bọn Hoa Nhi rời khỏi hoa viên, đi về phía Hy Văn Thư Trang.



Bách Lý Hạc một mình đứng cạnh tòa Thưởng Nguyệt Đình mà lòng đầy thắc mắc.



Hy Văn Thư Trang …



Trong hậu sảnh, Bạch Thiếu Huy đang cùng Gia Cát Ngọc luận bàn. Chàng có vẻ đăm chiêu, như đang suy nghĩ một vấn đề trọng đại.



Chợt Gia Cát Ngọc cung kính hỏi :



- Ý điện hạ thế nào ? Điện hạ có định di giá lên Bắc phương hay không ?



Bạch Thiếu Huy trầm ngâm giây lát, đoạn nói :



- Có lẽ quả nhân cần phải ngự giá bắc tuần.



Gia Cát Ngọc hỏi :



- Điện hạ định đi bằng thủy lộ hay quan lộ ? Và cần bao nhiêu thị vệ hộ giá ?



Bạch Thiếu Huy nói :



- Đi bằng thủy lộ có lẽ tốt hơn. Chỉ cần vài người hộ giá là được. Khanh hãy lo liệu chuẩn bị.



Gia Cát Ngọc cung kính nói :



- Thần cẩn tuân thánh ý.



Sáng hôm sau, một chiếc lâu thuyền vô cùng sang trọng hoa lệ rời Kim Lăng, xuôi theo dòng Trường Giang hướng thẳng ra biển.



Chiếc thuyền này vốn là do Gia Cát Ngọc đóng sẵn hồi mấy năm trước, khi Bạch Thiếu Huy xuất cung đến Giang Nam kiểm tra việc kinh thương, để chàng du ngoạn trên sông, nay đã được sửa sang, trang hoàng lại.



Theo hầu giá, ngoài Tứ Đại Thị Nữ còn có Hoạt Tài Thần Gia Cát Ngọc. Xung quanh lâu thuyền có tám chiếc đại thuyền của Bài Giáo dàn ra bảo vệ. Đoàn thuyền rẽ sóng băng băng đi thẳng về đông.


Chương trước Chương tiếp
Loading...