Thông báo
🔥SUU TRUYEN ĐÃ HOẠT ĐỘNG TRỞ LẠI. CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI WEBSITE ĐỌC TRUYỆN CHỮ HÀNG ĐẦU.🔥
- Nếu bạn muốn sở hữu 1 website đọc truyện chữ như Suu Truyện thì hãy liên hệ telegram @devdark07. Hoặc qua mail: devdark383@gmail.com

Bông Hoa Dưới Ánh Đèn Sân Khấu - Chương 2

Cập nhật lúc: 2025-05-24 17:21:24

5

 

"Nhà báo tới rồi! Hai chị em tụi em làm trò ầm ĩ gì thế này, trường mình nổi tiếng rồi đấy!"

 

Ở cửa phòng giám thị, cô chủ nhiệm lo lắng chạy ra đón chúng tôi.


Hiệu trưởng và giám thị đang tiếp chuyện với các phóng viên, phía sau còn có đội quay phim và chụp ảnh.


Mẹ tôi cũng bị mời đến, đứng thu lu một góc.


Thật tuyệt. Cuối cùng thì cũng có buổi diễn hoành tráng rồi.

 

Kiếp trước, tôi đã theo Nhan Linh tham dự không ít buổi họp báo.


Những ánh đèn flash chớp nhoáng, những câu hỏi xóc óc từ đám nhà báo, tất cả đã in sâu vào máo tôi.


Nhan Linh trước mặt công chúng lúc nào cũng là một nghệ sĩ biết khóc biết nũng nịu, đổi trắng thay đen như trở bàn tay.

 


Khi cô chủ nhiệm đặt tay lên vai tôi, dịu dàng an ủi:

"Không sao đâu, cứ thành thật kể lại sự việc, đừng sợ."


Tôi suýt bật cười.


Sợ á? Tôi bây giờ, chỉ mong càng náo nhiệt càng tốt!

 

Mẹ thấy chúng tôi đi vào, lập tức lao ra khỏi góc phòng.

 

Bà ấy túm lấy tôi, gào lên:

"Chính con nhỏ này! Hiệu trưởng! Chúng tôi đã thống nhất nó không học nữa, bây giờ lại đổi ý! Tôi vất vả kiếm tiền cho nó học tới giờ, nó còn mặt mũi oán trách à?"


Thật là mặt dày.


Tôi đi làm thêm tự kiếm tiền học từ hồi cấp ba, chưa hề đụng tới một xu của bà ấy.

 


Bà ấy kéo giật tay tôi:

"Tôi là mẹ nó! Tôi bảo nó nghỉ thì nó phải nghỉ! Ghi âm gì đó, chúng tôi không biết! Các người đừng có hỏi nữa!"

 

Cô chủ nhiệm nhìn rõ mọi chuyện, nhưng nhà trường cũng không tiện can thiệp vào chuyện nhà người ta.


Đúng lúc này, phóng viên tiến lại hỏi tôi:

"Em là Nhan Ninh phải không? Em có tự nguyện nghỉ học không?"

 

Tôi cúi đầu, giọng nhỏ như muỗi kêu:

"Em… không muốn…"

 

Mẹ tôi cấu tay tôi, rồi t á t tôi một cái, ghé sát tai dọa:

"Liệu hồn mà nói cho đàng hoàng!"

 


Tôi che mặt, ngồi sụp xuống, hít sâu một hơi, bắt đầu "nhập vai".


"Em... em muốn học tiếp... Em muốn thi đại học... Nhưng nhà em nghèo quá, em phải nghỉ học đi làm để nuôi em gái..."


Tôi vừa nói vừa nấc nghẹn, càng lúc càng khóc to hơn, cả người run rẩy kịch liệt.


Tôi ôm lấy đầu gối, ngồi co ro dựa vào tường.

 

Cảnh tượng bi thương ấy khiến cả phòng ngơ ngác.

 

Phóng viên mềm lòng, vỗ vỗ đầu tôi, hỏi:

"Gia đình em có hộ nghèo phải không? Vậy tiền học nghệ thuật của em gái em ở đâu ra?"

 

Tôi vừa khóc vừa đáp:

"Em tranh thủ đi làm thêm cuối tuần... Nhưng cũng chẳng đủ..."

 


Một phóng viên khác thở dài, chuyển đề tài:

"Đoạn ghi âm trên mạng là do em tung ra à?"


Tôi lắc đầu.

 

Nhan Linh lao tới, chỉ tay vào mặt tôi hét lên:

"Chính là chị ta! Ngoài chị ta  ra còn ai nữa!"

 

Tôi ngước đôi mắt đẫm nước lên, tội nghiệp nói:

"Em gái, chị bị em đ á n h đến vậy, chị còn dám làm gì chứ? Có lẽ lúc đó trong nhà vệ sinh còn người khác…"

 


Phóng viên lật tay áo và quần tôi lên.


Vết bầm tím chi chít, xanh đỏ tím vàng, đầy rẫy trên làn da tôi.


Tất cả là "công trình" của mẹ tôi và Nhan Linh.

 


Một phóng viên rít lên một hơi lạnh, lập tức ra hiệu cho nhiếp ảnh gia:


"Chụp lại hết! Đây là sự kiện nghiêm trọng! Ép học sinh nghỉ học, bao hanh, bat nat học đường… Phải phơi bày ra ánh sáng!"

 

Anh ta vỗ vai tôi:

"Đừng sợ, bé con, sẽ có người giúp em lấy lại công bằng."

 


6

Hiệu trưởng lo sốt vó, năn nỉ đám phóng viên đừng đưa tin, nhưng bị từ chối thẳng thừng.

 


Tôi cũng không về nhà nữa.


Cô chủ nhiệm xin cho tôi một phòng ký túc trong khu giáo viên, để tôi tạm thời lánh nạn.

 


Chỉ vài ngày sau, trên mục "Tin xã hội" của hot search đã xuất hiện một tiêu đề gây bão:


#Mẹ ruột thiên vị, ép con gái lớn nghỉ học để nuôi em gái học nghệ thuật.#


Bài báo chi tiết thuật lại mọi chuyện:


Từ việc tôi bị buộc thôi học, đến chuyện bị bat nat, bị kéo vào nhà vệ sinh định quay ảnh k h ỏ a t h â n, vết thương chằng chịt trên người đều được đăng kèm.

 


Dù không nêu tên trường học, nhưng với đoạn ghi âm đã lan truyền trước đó, dân mạng nhanh chóng lật ra toàn bộ:


Tên trường, tên lớp, tên nhân vật liên quan.

 

Cư dân mạng phẫn nộ trào dâng:


[Nhan Linh ác độc quá!]


[Đứa nhỏ mới tí tuổi mà đã xấu xa thế này, lớn lên còn không biết hại bao nhiêu người!]


Ai đó còn tung ảnh đời thường của Nhan Linh:

"Chính cô ta đấy! Đại ca trường chúng tôi, ai từng bị cô ta và đồng bọn bat nat đều hiểu!"


Bình luận này nhanh chóng được đẩy lên top đầu.

 


Cứ thế.

 

Nhan Linh, em gái tôi, lần đầu tiên nổi tiếng trên mạng người lớn — nhưng theo cách thê thảm nhất.

 

Thông tin cá nhân của nó bị đào bới:


"Nhan Linh, lớp 12-4 trường Ngũ Trung, nhà ở Bắc Thị khu đường số 2 số 43, số điện thoại 183…"

 


Đám đông phẫn nộ, c h ử i r ủ a ngày càng ác liệt:


[Đồ bat nat học đường đáng chec!]

 

"Nhỏ tuổi đã ác độc như vậy, nếu thành ngôi sao còn không giec  chec chị mình sao?"

 


Mặc dù sau đó các nền tảng đã tắt bình luận, nhưng ảnh hưởng đã không thể cứu vãn.


Ngay trong trường học nhỏ bé này, phong trào "Đòi lại công bằng cho Nhan Ninh" bùng cháy mạnh mẽ, lan rộng như lửa gặp cỏ khô.

 

7

 

Lúc mới đầu, Nhan Linh vẫn không  để tâm mấy chuyện kia.


Nó vẫn đến trường như bình thường.


Chỉ có điều, bạn bè trong lớp đều né tránh, nhìn nó bằng ánh mắt kỳ lạ.


Nhan Linh tất nhiên biết lý do.


Thế là cố tình đập sách thật mạnh lên bàn, kéo ghế kêu loảng xoảng, còn nhét giấy chuyền từ bàn mình ra sau trong giờ tự học.

 

"Nhan Linh, yên lặng chút đi!"

 

Lớp trưởng đứng trên bục cuối cùng cũng không nhịn nổi, lên tiếng nhắc nhở.


"Cậu làm sao nào?"

Nhan Linh trừng mắt.

 

Nếu là trước kia, với khí thế ngạo mạn ở trường, ai dám công khai chống đối nó?


Nhưng giờ thì khác rồi.


Một nam sinh cao to ngồi hàng sau lập tức đứng dậy, lớn tiếng chỉ thẳng vào mặt nó:


"Đã đến nước này mà còn mặt dày tới lớp? Sao không tự giác nghỉ học đi?"

 


Giống như một hòn đá nhỏ ném xuống mặt hồ phẳng lặng.


Trường học vốn là một xã hội thu nhỏ, những quy tắc tàn khốc của thế giới người lớn nơi đây bộc lộ rõ mồn một.


Khi trước, nó là kẻ nắm quyền, ai dám chống đối?


Nhưng hiện giờ chỉ cần một tia châm ngòi, cả dòng thác phẫn nộ sẽ cuồn cuộn tràn ra.


Kẻ bat nat và kẻ bị bat nat, trong nháy mắt đổi chỗ cho nhau.

 

 

"Đúng đó, mặt dày quá!"

 

"Trường mình bị bôi xấu hết rồi, cô ta còn không biết xấu hổ?"

 

"Chung lớp với loại người thế này đúng là xui xẻo, nhà mình còn gọi điện trách móc nữa cơ!"

 

"Đạo đức bại hoại thế này, còn xứng học hành gì nữa?"

 

Ban đầu chỉ là tiếng thì thầm, nhưng rất nhanh, cả lớp như vỡ tổ.

 

Mọi người nhao nhao vạch tội Nhan Linh, kể lại đủ chuyện xấu xa nó  từng làm.

 

Có kẻ còn đi tới đẩy nó:

"Cô ta không xứng ở trong lớp!"

 


Cuối cùng, Nhan Linh không chịu nổi nữa.


Nó vác cặp, lao ra khỏi lớp bằng cửa sau.

 


Nhìn bóng lưng chật vật của nó, tôi nhớ lại kiếp trước — khi tôi rời khỏi ngôi trường này, cũng chẳng có ai tiễn đưa.


Tôi vất vả đi làm, dành dụm từng đồng học phí cho nó.


Khi đưa tiền, nó lạnh lùng nói:


"Đã bảo bao nhiêu lần rồi, đừng vào trường múa của tôi! Người ta thấy chị ăn mặc rách rưới thế kia lại cười tôi, tưởng chị là ai cơ chứ!"

 

Tôi chỉ biết đứng ngoài lớp học, qua bức tường kính nhìn nó nhảy múa trong chiếc váy trắng, tươi cười rạng rỡ cùng đám bạn giàu sang.


Ngày ấy tôi đã nghĩ: chỉ cần nhìn thấy nó hạnh phúc vậy là đủ.


Nhưng đến tận lúc lìa đời, tôi mới hiểu — mình ngu ngốc biết bao.

 


8

 

Vì những chuyện xảy ra gần đây trong trường và trên mạng, ban giám hiệu quyết định tạm cho Nhan Linh nghỉ học vài ngày.

 

Ý là để thời gian trôi qua, dư luận nguôi ngoai rồi tính.


Nhưng mẹ tôi lại không chịu.


Bà yxông thẳng vào văn phòng giám thị, la lối om sòm đòi tiền bồi thường tổn thất tinh thần.

 

"Nhà chúng tôi bị phơi bày thông tin cá nhân trên mạng! Biết có bao nhiêu người tụ tập trước cửa nhà, c h ử i bới, ném đá vào cửa sổ không? Đều tại trường các người quản lý kém!"

 


Thầy cô cố gắng dàn xếp, nhưng mẹ tôi nào có chịu.


Bà ấy chỉ tay vào tôi, gào lên:

"Trừ phi con ranh này tự quay video lên mạng, xin lỗi, nói rõ tất cả chỉ là hiểu lầm, tự nguyện thôi học! Con bé Nhan Linh nhà tôi chưa từng bat nat nó!"


Nhan Linh cũng ở đó, tiếp lời:

"Đúng vậy! Chị xin lỗi đi! Em và mẹ sẽ tha thứ cho chị!"

 

Buồn cười!


Tôi cần được các người tha thứ sao?

 

Tôi nhìn hai mẹ con họ, bình tĩnh hỏi:

"Tôi đã làm gì sai mà phải xin lỗi?"

 

Nhan Linh giậm chân, rống lên:

"Chị đúng là đồ vong ân bội nghĩa! Chị hại em và mẹ thê thảm thế này, còn không thấy hối hận?"

 

Tôi từng bị fan của nó b.ứ.c é p đến chec, chẳng ai thương cảm.


Mà giờ nó lại mong tôi ăn năn vì đã lột trần bộ mặt thật của họ?

 

Tôi lắc đầu, chậm rãi nói:

"Không, tôi không liên quan. Tất cả những gì em đang trải qua bây giờ — chị cũng từng nếm trải đầy đủ: bị mắng, bị bôi nhọ, bị đẩy vào ngõ cụt..."


"Nhan Linh, chỉ là em quên rồi."


Tôi chờ ngày cô nhớ ra.

Chờ ngày chính cô phải cúi đầu xin lỗi tôi.

 

Cuối tuần, tôi tiếp tục đến nhà hàng làm thêm.


Kiếp trước, cũng ở nơi này, tôi vất vả kiếm tiền nuôi mẹ và em gái.


Nhưng lần này, tôi làm — vì chính bản thân mình.

 

Vì sự việc ồn ào gần đây, ông chủ nhà hàng cũng biết chuyện.


Ông vỗ vai tôi, nói:

"Chúng tôi đều hiểu. Có chuyện gì cứ nói, đừng ngại."

 

Đúng lúc đó, một người phụ nữ ăn mặc sang trọng bước vào.


Bà ấy hỏi:

"Ở đây có cô gái nào tên Nhan Ninh không?"

 

Loading...